Xử lý tài sản là quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 34 - 35)

Tại nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, máy móc và công nghệ lạc hậu, do vậy, các chủ nợ chỉ trông chờ vào việc xử lý quyền sử dụng đất của doanh nghiệp mắc nợ để hy vọng đòi đủ số nợ của mình. Song giải quyết vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất là rất phức tạp, thường này sinh nhiều vướng mắc.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, Nhà nước sẽ thu hồi quyền sử dụng đất (quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003), vì vậy, khi bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp phá sản chỉ bán tài sản gắn liền với đất. Việc này nếu không được sự giúp đỡ, ủng hộ của chính quyền địa phương thì cũng rất khó thực hiện được. Đối với hoạt động bán đấu giá tài sản gắn liền với đất và giải quyết quyền sử dụng đất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng còn nhiều vấn đề chưa được quy định trong pháp luật về phá sản: Thẩm quyền của việc định giá quyền sử dụng đất; cơ sở của việc định giá; giá đất định giá theo khung giá do Nhà nước quy định hay giá thị trường; có cần thuê chuyên gia định giá hay không; tài sản gắn liền với đất sẽ xử lý ra sao nếu việc thế chấp quyền sử dụng đất lại không kèm với thế chấp các tài sản đó; thủ tục thu hồi và quản lý

đất đai của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản... Trong một số trường hợp, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản lại không phải là tài sản của doanh nghiệp. Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến ở các lâm trường, nhiều nhà cửa, công trình kiến trúc, rừng trồng, cây công nghiệp... trên đất là của cán bộ, công nhân viên, không phải của doanh nghiệp nên các Tòa án rất khó xử lý.

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 34 - 35)