Xử lý các khoản nợ dân sự của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong Công ty hợp danh

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 43 - 46)

thành viên hợp danh trong Công ty hợp danh

Theo quy định của Điều 90 Luật Phá sản năm 2004 thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản. Trên thực tế, việc thực hiện quy định này cũng gặp vướng mắc phát sinh do còn có cách hiểu khác nhau đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trong các doanh nghiệp đã có quyết định tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Ví dụ, Doanh

nghiệp tư nhân A tại tỉnh Q đã có Quyết định “chấm dứt thi hành quyết định

tuyên bố phá sản doanh nghiệp” năm 1997 theo Luật Phá sản doanh nghiệp

năm 1993. Đến năm 2006, một chủ thể là chủ nợ một khoản nợ lớn hơn số tiền đã thực nhận trong quá trình thanh lý tài sản phá sản của doanh nghiệp năm 1997. Nay phát hiện được chủ doanh nghiệp tư nhân A còn tài sản ở địa phương khác và yêu cầu cơ quan thi hành án của tỉnh Q giúp đỡ buộc chủ doanh nghiệp tư nhân A phải trả tiếp số tiền còn thiếu. Mỗi cơ quan lại đưa ra một ý kiến khác nhau. Cơ quan thi hành án ở địa phương và trung ương thì cho rằng: Trường hợp phát hiện thấy số tài sản trên có trong thời gian tổ chức thi hành Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhưng do sơ xuất nên Chấp hành viên chưa kiến nghị Tòa án đưa vào danh sách tài sản còn

lại của doanh nghiệp để thanh lý trả cho các chủ nợ thì cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Q tiếp tục tổ chức thi hành. Trường hợp tài sản phát hiện sau này tức là không nằm trong thời gian nêu trên thì hướng dẫn cho đương sự khởi kiện tại Tòa án. Còn Tòa án địa phương và Tòa án tối cao thì cho rằng, nếu khoản nợ đã được Tòa án xác định tức là việc đòi nợ đã được giải quyết xong và có hiệu lực thì doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ trả nợ bất cứ lúc nào, bằng tài sản gì của doanh nghiệp cho dù tài sản đó có trước hay sau khi Tòa án quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đối chiếu với quy định trong Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được hiểu là kéo dài vô thời hạn như trong Luật Phá sản năm 2004, mà trách nhiệm này sẽ bị chấm dứt sau khi Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thi hành xong quyết định tuyên bố phá sản thông qua việc ra Quyết định chấm dứt thi hành Quyết định tuyên bố phá sản. Đồng thời, các chủ nợ cũng không có quyền yêu cầu chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh tiếp tục trả các món nợ còn thiếu, kể cả trường hợp sau này các chủ thể này có thêm tài sản mới. Vì vậy, việc yêu cầu cơ quan thi hành án tiếp tục bán tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh sau khi Quyết định tuyên bố phá sản đã được thi hành xong đều không có cơ sở pháp lý.

Tuy nhiên, nếu căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Phá sản năm 2004 thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh phải bằng tài sản của mình có trong tương lai để tiếp tục trả các món nợ mà mình còn thiếu đối với các chủ nợ. Theo nguyên tắc chung thì con nợ là cá nhân cũng sẽ được giải phóng nợ, trừ một số trường hợp nhất định được dự liệu trước trong Luật Phá sản. Việc quy định này là cần thiết, xuất phát từ những lý do: một là, từ lẽ công bằng. Nếu chỉ buộc các thành viên thuộc các loại

mà họ góp vào công ty, trong khi đó lại buộc các chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ này không chỉ bằng toàn bộ tài sản hiện có mà bằng cả các tài sản mà họ có thể có được trong tương lai là một sự đối xử không công bằng đối với các nhà kinh doanh.

Hai là, quy định này cũng không trái với quan niệm về tính chịu trách nhiệm

vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thì chưa đưa ra một khái niệm chính thức về “trách nhiệm vô hạn” là thế nào. Có quan điểm cho rằng tính vô hạn của trách nhiệm thể hiện ở chỗ con nợ phải bằng toàn bộ tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của mình bất luận tài sản ấy đang nằm ở đâu, đang sử dụng vào mục đích gì (tiêu dùng hay kinh doanh) để trả nợ. Cũng có quan điểm lập luận rằng chịu trách nhiệm vô hạn nghĩa là không chỉ bằng toàn bộ tài sản hiện có mà còn phải bằng các tài sản sẽ có trong tương lai mà trả nợ, phải trả nợ đến cùng, đến hết nợ. Cần phải hiểu trách nhiệm vô hạn theo quan điểm thứ nhất, khi con nợ là cá nhân đã bằng toàn bộ tài sản hiện có của mình mà trả nợ thì coi như họ đã thực hiện xong trách nhiệm vô hạn của mình. Ba là, xuất phát từ những lợi ích mà việc giải phóng con nợ có thể mang lại cho

xã hội, cho những người có liên quan và chính bản thân con nợ. Nếu buộc con nợ là cá nhân phải trả nợ đến cùng thì những người này cho dù có khả năng và nhiệt huyết kinh doanh đến mấy cũng không còn hăng hái trong việc kinh doanh nữa (vì nếu kinh doanh có lãi, thì họ lại phải tiếp tục dùng cái lãi đó mà trả nợ) và hậu quả sẽ làm hạn chế lực lượng các nhà kinh doanh trên thương trường. Quy định việc giải phóng nợ sẽ khuyến khích con nợ chủ động nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản, tuân thủ nghiêm túc các nghĩa vụ, trách nhiệm của họ, tăng cường sự hợp tác của họ với các chủ thể khác trong quá trình giải quyết phá sản và tạo điều kiện để giải phóng sức sáng tạo, tinh thần ham mê kinh doanh trong giới thương nhân - điều kiện không thể thiếu trong một nền kinh tế năng động và phát triển.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 43 - 46)