Quyền lợi của người lao động

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 42 - 43)

Theo điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Phá sản năm 2004, khi tự phân chia tài sản thì các khoản bảo hiểm xã hội được ưu tiên thanh toán cùng với khoản nợ lương và trợ cấp thôi việc. Trong thực tiễn hiện nay, nhiều doanh nghiệp sau khi trả các khoản nợ có đảm bảo cũng không đủ, không còn để thanh toán các khoản nợ khác. Vấn đề đặt ra là nếu không trả khoản nợ bảo hiểm xã hội mà trước đó hàng tháng doanh nghiệp phải trích nộp nhưng đã không nộp mà nợ lại số tiền lớn đến vài trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng, thì bảo hiểm xã hội không chi trả chế độ cho người lao động. Luật Phá sản năm 2004 đã có quy định thứ tự chi trả các khoản nợ nhưng gặp những trường hợp này, các cấp Tòa án rất lúng túng, khó khăn, lo lắng trước sức ép của những người lao động. Cá biệt còn phải chịu sức ép của cả chính quyền địa phương vì người lao động khiếu kiện đông người đến cơ quan Đảng và chính quyền địa phương. Trong những trường hợp người lao động không còn được thanh toán

nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, cần có quy định giảm bớt khó khăn cho người lao động có thể là một khoản trợ cấp để họ tạo lập công việc khác. Việc giải quyết chính sách xã hội như hưu và các chế độ khác, cơ quan bảo hiểm xã hội đều căn cứ vào yêu cầu phải có Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Muốn có Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì phải thực hiện xong phương án phân chia tài sản. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ không phải trường hợp nào cũng dễ dàng nên nhiều vụ để có được Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thời gian phải kéo dài vài ba năm. Việc này liên quan đến chính sách an sinh xã hội, sức ép của người lao động lên Tòa án rất cao.

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 42 - 43)