Xử lý tài sản được cầm cố, thế chấp

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 51 - 52)

Đối với tài sản được cầm cố, thế chấp bảo đảm các khoản nợ, cần quy định rõ phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Có thể quy định theo hai hướng:

một là, chủ nợ bán tài sản thế chấp, cầm cố; hai là chủ nợ giữ luôn tài sản

cầm cố, thế chấp. Nếu vậy, sẽ dẫn đến các trường hợp: i) Tài sản đủ thanh toán các khoản nợ có bảo đảm thì coi như doanh nghiệp trả hết nợ; ii) nếu tài sản lớn hơn giá trị các khoản nợ thì chủ nợ phải hoàn lại số tiền còn dư; iii) nếu tài sản thiếu không đủ trả cho các khoản nợ thì phần còn thiếu đó chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán như các chủ nợ không có bảo đảm. Điểm quan trọng vẫn là định giá tài sản như thế nào. Có thể: hoặc các chủ nợ tự thỏa thuận với nhau, hoặc bán đấu giá. Thực tế, định giá tài sản doanh nghiệp vẫn

là khâu còn rất vướng mắc trong thực tiễn phá sản. Thị trường chính là nơi xác định một cách chính xác giá trị tài sản, đặc biệt là những tài sản vô hình của một doanh nghiệp và trả bảo nhiêu cho giá trị đó. Để thống nhất cách áp dụng quy định của pháp luật phá sản nơi riêng, đồng bộ với pháp luật về bảo đảm tiền vay, cần quy định rõ cơ chế xử lý tài sản bảo đảm theo hướng cho phép chủ nợ có bảo đảm được nhận chính tài sản bảo đảm để thanh toán khoản nợ có bảo đảm, đồng bộ với pháp luật về giao dịch bảo đảm. Nhưng pháp luật cũng phải bảo đảm lợi ích của các chủ nợ khác, do đó, cần quy định rõ cơ chế xác định giá trị tài sản bảo đảm một cách khách quan thông qua việc định giá của tổ chức tài chính có chức năng định giá. Vì vậy, pháp luật có thể quy định linh hoạt việc áp dụng hai phương thức xử lý tài sản bảo đảm nêu trên trong những trường hợp nhất định, bên cạnh đó, khuyến khích việc thuê các tổ chức định giá, đặc biệt là tổ chức định giá nước ngoài tham gia vào định giá tài sản cho doanh nghiệp phá sản.

Một phần của tài liệu Thanh lý tài sản phá sản theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 51 - 52)