Về các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 66)

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến đối tượng

là người tàn tật trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp 1992 hiện chưa có một điều khoản riêng quy định về người tàn tật mà mới chỉ quy định chung chung cùng với các đối tượng khác. Quyền lao động của người tàn tật chưa được quy định cụ thể trực tiếp trong Hiến pháp, mới chỉ quy định gián tiếp thông qua các quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” và “lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Do vậy, cần nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến đối tượng là người tàn tật trong Hiến pháp.

Thứ hai, cần phải rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy về lao động

tàn tật, đánh giá việc thực hiện các văn bản bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản phù hợp với tình hình thực tế, với điều kiện kinh tế, tâm tư nguyện vọng của lao động tàn tật để các văn bản này nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy có hiệu quả hơn nữa trong công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động tàn tật.

Thứ ba, cần phải thống nhất định nghĩa về người tàn tật, định nghĩa về lao

động tàn tật trong các văn bản pháp luật, đặc biệt khi xây dựng Luật người tàn tật và Bộ luật lao động (sửa đổi).

Tư duy tiếp cận vấn đề người tàn tật theo hướng mới “tiếp cận theo quyền”. Những quy định mang tên “chăm sóc, bảo vệ”, “trợ giúp” cần nghiên cứu sửa đổi. Đó là xu hướng chung trên toàn thế giới (Công ước Liên hiệp quốc

65

về quyền của người khuyết tật, Công ước số 159 về phục hồi nghề nghiệp và việc làm của Tổ chức lao động quốc tế ILO) . Việt Nam tham gia hội nhập nên không thể có những chính sách, quy định quá khác biệt.

Thứ tư, về công tác dạy nghề đối với người tàn tật

Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 đã được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006, trong đó dành hẳn một chương về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật (Chương VII), nhưng hiện nay chưa có Nghị định quy định chi tiết về nội dung này. Trong thời gian tới chúng ta cần ban hành Nghị đinh quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dạy nghề về vấn đề dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật. Trong văn bản này sẽ bao gồm các nội dung: các nguyên tắc và biện pháp hướng nghiệp dạy nghề cho người tàn tật, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của các trường dạy nghề cho người tàn tật; chính sách ưu đãi đối với người làm công tác dạy nghề cho người tàn tật; quyền lợi và nghĩa vụ của người tàn tật học nghề trong các trường dạy nghề.

Văn bản hướng dẫn này cũng sẽ có những điều khoản quy định việc xây dựng giáo trình đào tạo nghề cho người tàn tật; trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc xác định nội dung, chương trình, nghề đào tạo, hình thức đào tạo đối với người tàn tật; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo cho người tàn tật thông qua đầu tư thỏa đáng cho việc đổi mới cơ sở hạ tầng bao gồm cả nhà xưởng, trang thiết bị và giáo trình giảng dạy, nâng cao trình độ giáo viên trong hệ thống dạy nghề cho người tàn tật; cải tiến và hoàn thiện giáo trình, giáo án thiết bị dạy nghề và đội ngũ cán bô làm công tác dạy nghề cho người tàn tật.

Có cơ chế để doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, đồng thời tạo cầu nối giữa đầu ra của các trường dạy nghề và đầu vào của doanh nghiệp.

Quy định về cải tạo các trung tâm dạy nghề để người tàn tật có thể tiếp cận dịch vụ dạy nghề tốt hơn.

Cần tìm ra những nghề phù hợp nhất với từng dạng tàn tật để sao cho việc học nghề không trở thành hình thức đối với người tàn tật.

66

Thứ năm, về việc làm đối với người tàn tật

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động tàn tật nên mở rộng phạm vi các loại thuế mà cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động tàn tật được miễn: thuế nhà đất, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các cơ sở massage của người mù.

Về các cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động tàn tật: Nhà nước cần có nghiên cứu có chính sách thành lập, xây dựng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ cho người tàn tật, có chính sách về vốn và sản phẩm đầu ra cho các cơ sở này.

Thứ sáu, về quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật trong các doanh

nghiệp:

Cần xem xét tỷ lệ thương tật 21% đối với người tàn tật làm việc trong các doanh nghiệp để được tính trong tỷ lệ lao động là người tàn tật mà doanh nghiệp phải tiếp nhận. Trên thực tế, những người tàn tật với tỷ lệ thương tật này vẫn có khả năng làm việc như người bình thường nếu bố trí họ vào những công việc phù hợp với dạng tật. Các doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng những người tàn tật với mức độ thương tật nhẹ (21% - 40%) để giảm bớt ghánh nặng mà vẫn hoàn thành chỉ tiêu quy định của pháp luật, vì vậy sẽ hạn chế cơ hội cho người tàn tật có mức độ thương tật nặng được tuyển dụng vào làm việc. Điều này làm giảm ý nghĩa xã hội của chính sách đối với lao động tàn tật.

Xem xét tỷ lệ lao động tàn tật mà doanh nghiệp phải tiếp nhận cho phù hợp. Xem xét việc nâng tỷ lệ đối với một số ngành nghề thu hút nhiều lao động và phù hợp với khả năng của người tàn tật như dệt may, thủ công mỹ nghệ truyền thống, tin học,…

Khi quy định tỷ lệ lao động tàn tật mà các doanh nghiệp phải nhận cần chi tiết hơn: có bao gồm các lao động tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp hay không.

Thứ bảy, về quỹ việc làm cho người tàn tật: nên xem xét việc thành lập

67

Thứ tám, về vưỡng chế thực hiện pháp luât về lao động tàn tật: Cần tăng

mức tiền phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động về lao động tàn tật. Mức phạt phải đủ sức răn đe các doanh nghiệp không vi phạm và không tiếp tục vi phạm pháp luật về lao động tàn tật.

Thứ chín, cần tìm ra những ngành nghề phù hợp nhất đối với từng dạng

khuyết tật để sao cho việc học nghề không trở thành hình thức đối với người tàn tật.

Thứ mười, về quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chúng ta cần phải kết hợp hài hoà nguyên tắc bảo vệ sức khoẻ của người tàn tật mà không làm hạn chế cơ hội hoà nhập với cộng đồng. Nên chăng bỏ quy định thời giờ làm việc của người tàn tật không quá 7 giờ/ngày thay vào đó quy định đối với người tàn tật nặng được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Bên cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện cho người tàn tật đạt được đầy đủ các trách nhiệm của họ như các thành viên khác trong xã hội chẳng hạn tạo các cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của người tàn tật, cung cấp cho họ các phương tiện chuyên dùng, sáng chế và cải tiến công cụ làm việc phù hợp với từng dạng tật, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc.

Thứ mười một, cần phải quy định các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn

tàn tật

Hoàn thiện các quy định về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,.. để hạn chế nguy cơ gia tăng về số lượng do tai nạn lao động.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)