Nhóm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 53)

Về chế độ lao động đối với người tàn tật, pháp luật lao động quy định: “1.Những nơi dạy nghề cho người tàn tật hoặc sử dụng lao động tàn tật phải tuân theo những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của lao động là người tàn tật.

2. Cấm sử dụng lao động đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm.

3. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành” (Điều 127 Bộ luật lao động).

Như vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn, sức khỏe cho lao động tàn tật. Pháp luật nhấn mạnh đến việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người tàn tật.

Đồng thời, Bộ luật lao động còn quy định cấm việc làm thêm giờ, làm việc ban đêm đối với lao động tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên cho thấy chính sách quan tâm của Nhà nước đối với lao động tàn tật, phòng tránh những trường hợp vì lợi ích trước mắt mà người sử dụng lao động và người lao động (suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên) thỏa thuận làm thêm giờ, làm việc ban đêm. Quy định này xuất phát từ việc bảo vệ sức khỏe cho người lao động nói chung và lao động tàn tật nói riêng. Người lao động bình thường cũng chỉ được làm thêm không quá 200 giờ trong một năm (trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ), quy định thời giờ làm việc như vậy để người lao động có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Quy định này phòng tránh trường hợp người sử dụng lao động vì lợi nhuận kinh doanh có thể ép buộc

52

người lao động làm thêm giờ; còn phía người lao động quá vì đồng tiền đã không nghĩ đến hậu quả về sức khỏe sau này. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm là một trong những nội dung của an toàn lao động. Người lao động có đủ thời gian nghỉ ngơi, có đủ sức khỏe, đầu óc tỉnh táo thì mới có thể làm việc đảm bảo an toàn cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)