Về quỹ việc làm cho người tàn tật

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 50 - 52)

Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 và quy định: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quỹ việc làm cho người tàn tật để trợ giúp người tàn tật phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế có nhận người tàn tật vào học nghề và làm việc đạt tỷ lệ cao.

Quỹ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập và giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ tài khoản. Quỹ được hình thành từ các nguồn: Ngân sách địa phương (Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách địa phương và nhu cầu giải quyết việc làm, học nghề cho người tàn tật tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định bố trí một khoản từ ngân sách cho Quỹ); Khoản nộp hàng tháng của các doanh nghiệp không nhận đủ số người tàn tật vào làm việc theo tỷ lệ quy định; Nguồn tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn thu khác.

Quỹ được sử dụng như sau: (1) Cấp hỗ trợ đối với các đối tượng cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị kỹ thuật, duy trì dạy nghề và phát triển sản xuất theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ các coanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung khi sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất nhưng phải được cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ; hỗ trợ cơ quan quản lý để đào tạo nâng cao năng lực đối với người làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới

49

thiệu việc làm cho người tàn tật; (2) Cho vay với lãi suất ưu đãi (theo mức lãi suất cho vay đối với người tàn tật của Ngân hàng chính sách xã hội) đối với các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật; cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật; cơ sở dạy nghề nhận người tàn tật vào học nghề và doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào làm việc với tỷ lệ lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung; (3) Chi không quá 5% tổng số thu của Quỹ cho công tác quản lý Qũy; (4) Số dư hàng năm của Quỹ được chuyển sang năm sau. Không sử dụng Qũy việc làm này vào các mục đích khác.

Tuy vậy, hiện nay cả nước mới chỉ có 8 tỉnh thực hiện trong khi không có cơ quan nào giám sát và kiểm soát doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ cho Quỹ này. Nguyên nhân chính là do hầu hết các địa phương thiếu quan tâm, chỉ đạo thực hiện và các ban ngành Trung ương cũng chưa đôn đốc sát sao. Ngoài ra, đối với các tỉnh, thành phố đã thành lập thì cũng chưa trích ngân sách dành cho quỹ, vì vậy việc thực hiện cũng rất bất cập.

Trong những năm qua, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh của người tàn tật và số lao động tăng nhanh, hiện nay có hơn 400 cơ sở và trên 15.000 lao động. Riêng Hội người mù quản lý 146 cơ sở, thu hút khoảng 4000 lao động. Quỹ quốc gia đã giao cho Hội quản lý trên 31 tỷ đồng cho khoảng 13 ngàn hội viên được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm…

Mặc dù các địa phương đã và đang cố gắng tạo điều kiện, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với người tàn tật song việc làm cho người tàn tật là vấn đề rất nan giải và chưa có giải pháp hiệu quả. Cho đến nay, người tàn tật và các tổ chức Hội của người tàn tật tự vận động, tự tạo việc làm là chính thông qua việc thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự trợ giúp theo quy định của pháp luật là rất hạn chế.

Tóm lại, mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ song việc thực hiện luật pháp và chính sách về việc làm đối với người tàn tật chưa nghiêm, hoạt

50

động kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chính vì vậy, người tàn tật vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận dạy nghề và tiếp cận việc làm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)