Lƣợc sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28 - 29)

tàn tật ở Việt Nam

Kinh tế xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu trong hệ thống chính sách của Đảng và nhà nước, không chỉ trong công cuộc đổi mới mà đã được thể hiện thường xuyên, sâu sắc ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trải qua muôn vàn khó khăn thách thức của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng phát triển đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu; mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội luôn gắn bó, tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau trong mọi mặt của đời sống xã hội. Ở đó con người luôn là trung tâm, là mục đích, là đối tượng của mọi cơ chế, chính sách. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh chống giặc đói, giặc dốt cũng như chống giặc ngoại xâm còn vang vọng mãi đến ngày hôm nay và cả mai sau. Mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với xóa đói giảm nghèo, … bảo vệ chăm sóc trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật là sự tiếp nối, là thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng và ước vọng cao đẹp của Bác Hồ kính yêu.

Quan tâm đến người tàn tật là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm để góp phần tạo sự ổn định xã hội, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân người tàn tật, mở rộng cơ hội cho họ có điều kiện phát triển. Chính vì thế, trong nhiều năm qua nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ cho những người không may mắn, bất hạnh trong cuộc sống như người tàn tật, thương binh, bệnh binh…

27

Quá trình hình thành pháp luật về lao động tàn tật gắn liền với quá trình hình thành pháp luật về người tàn tật có thể chia thành hai giai đoạn:

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28 - 29)