Vấn đề lao động tàn tật được cộng đồng quốc tế quan tâm từ rất lâu. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có Công ước số 159 về phục hồi chức năng nghề nghiệp và việc làm cho người tàn tật (Do Đại hội đồng ILO thông qua ngày 20/6/1983) có hiệu lực ngày 20/6/1985 chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề lao động đối với người tàn tật.
Ở Việt Nam, pháp luật về lao động tàn tật đã góp phần làm thay đổi nhận thức xã hội về lao động tàn tật, tạo hành lang pháp lý cho lao động này có việc làm phù hợp và ổn định. Đến nay, pháp luật liên quan đến lao động tàn tật được ban hành tương đối đầy đủ như các quy định dành riêng cho người tàn tật được cụ thể hóa trong Bộ luật lao động, Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước là tạo môi trường pháp lý kết hợp với chuẩn mực đạo đức và xã hội để khuyến khích các tổ chức kinh tế, các cơ quan, đoàn thể tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người tàn tật,
25
tạo cơ hội cho lao động tàn tật có việc làm, có thu nhập, phát triển tốt nhất các tiềm năng của mình, ổn định cuộc sống, ngày càng được tham gia bình đẳng các hoạt động trong xã hội.
Những quy định đối với lao động tàn tật đã bước đầu tạo ra khung pháp lý trong việc điều chỉnh quan hệ lao động, trong đó một bên là người lao động tàn tật. Đối với người sử dụng lao động, những quy định này cho phép họ có quyền sử dụng lao động tàn tật trong những điều kiện nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với truyền thống và giá trị văn hóa Việt Nam.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trong những năm qua đã góp phần làm thay đổi nhận thức về người tàn tật nói chung và lao động tàn tật nói riêng cũng như cách tiếp cận trong việc trợ giúp lao động tàn tật. Nó tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức xã hội về lao động tàn tật. Chính vì thế đã tạo nên sựchuyển biến tích cực về nhận thức vai trò, khả năng hòa nhập cộng đồng của người tàn tật, khắc phục một bước các kỳ thị xa lánh đối với họ, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần để sống và thêm tin yêu cuộc sống.
Thứ hai, từ quan niệm xã hội và cộng đồng giúp đỡ người tàn tật với ý
nghĩa làm từ thiện, nhân đạo sang chia sẻ trách nhiệm xã hội, dựa vào quyền và nhu cầu của người tàn tật. Nhiều tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ người tàn tật không chỉ khắc phục khó khăn trước mắt mà còn giúp đỡ họ các điều kiện cần thiết để thực hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm như các công dân khác trong xã hội, từ đó giúp khuyến khích và tạo điều kiện cho người tàn tật được thực hiện quyền có việc làm của mình trên cơ sở bình đẳng và không bị phân biệt đối xử. Nhận thức của các cấp chính quyền, xã hội và bản thân lao động tàn tật về quyền bình đẳng của lao động tàn tật được nâng cao.
Pháp luật lao động tàn tật tạo một hành lang pháp lý cho hệ thống các trường dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, các bộ, ngành, địa phương dành sự ưu tiên quan tâm đối với lao động tàn tật. Hàng năm, hệ thống các trường dạy
26
nghề, trung tâm giới thiệu việc làm đã tiếp nhận đào tạo nghề miễn phí cho hàng vạn người tàn tật, đó là tiền đề cơ sở cho lao động tàn tật có việc làm phù hợp và ổn định.
Pháp luật lao động tàn tật ghi nhận quyền làm việc của người tàn tật, đó cũng là cơ sở vững chắc, tạo hành lang pháp lý cho lao động tàn tật có việc làm ổn định và phù hợp.