Về ưu điểm

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 59 - 61)

Kể từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới (1986) cho đến nay chúng ta đã xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan niêu bao cấp, lựa chọn nền kinh tế hàng hóa, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là điều tiên quyết cho việc bảo đảm và hiện thức hóa quyền lao động cũng như quyền tự do cơ bản của công dân. Việc đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội đã tạo ra những tiền đề vững chắc và quan trọng cho việc bảo đảm quyền cho con người và quyền công dân. Trong đó có các quyền về kinh tế - xã hội và văn hóa nói chung cũng như quyền lao động nói riêng.

Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật lao động đã có một mục riêng quy định về lao động là người tàn tật, từ điều 125 đến Điều 128. Hướng dẫn cụ thể Bộ luật lao động về lao động tàn tật có các Nghị định và Thông tư như: Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật; Thông tư liên tịch số 01/1998/TT-LT BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 31 tháng 01 năm 1998 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về lao động tàn tật; Thông tư số 23TC/TCT ngày 26 tháng 4 năm 1996 hướng dẫn thủ tục miễn thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật; Nghị định số 116/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 4 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật; Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT-

58

BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật.

Chính sách luật pháp đối với lao động tàn tật còn được quy định trong Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh về người tàn tật là một văn bản quy định tương đối đầy đủ về các chính sách pháp luật đối với người tàn tật nói chung, trong đó dành hẳn một chương riêng về dạy nghề và việc làm cho lao động tàn tật, từ Điều 18 đến Điều 23.

Việc dạy nghề cho lao động tàn tật cũng được hết sức quan tâm. Luật dạy nghề năm 2006 đã dành chương VII quy định về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.

Bổ trợ cho các quy định về pháp luật lao động tàn tật, một số Luật chuyên ngành khác (như Luật giao thông đường bộ, Luật xây dựng, Luật thể dục thể thao năm 2006, Luật thanh niên năm 2005, Luật giáo dục năm 2005) đã có những quy định cụ thể liên quan đến quyền lợi, tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng như: giao thông tiếp cận, công trình công cộng tiếp cận, thể dục thể thao tăng cường sức khỏe để lao động, học tập có hiệu quả,…

Như vậy, việc thể chế hóa các quy định của Hiến pháp đã được các cấp ngành chức năng kịp thời nghiên cứu, xây dựng ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện. Hệ thống các chính sách, pháp luật về lao động tàn tật được ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện, đã quy định chi tiết về các chế độ, chính sách, chương trình dự án trợ giúp lao động tàn tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động tàn tật, cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp nhận người lao động tàn tật vào dạy nghề và làm việc.

Một là, pháp luật về lao động tàn tật đã thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện quyền bình đẳng các quyền kinh tế văn hóa và xã hội và phát huy khả năng

59

của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.

Hai là, pháp luật về lao động tàn tật phù hợp với thực tiễn và với quan điểm chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta và cũng là phát huy truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Ba là, pháp luật về lao động tàn tật bước đầu đã hình thành được một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ - từ Bộ luật lao động, Pháp lệnh người tàn tật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn phù hợp với chính sách hiện có và tình hình thực tế của đất nước, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người tàn tật và các tổ chức của người tàn tật tiếp cận các dịch vụ sản xuất và các dịch vụ cơ bản.

Bốn là, cùng với hệ thống pháp luật về người tàn tật trong nước ra đời, kết hợp với việc gia nhập Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, nhận thức của cộng đồng về người tàn tật được nâng cao, lao động tàn tật được cộng dồng quan tâm đầy đủ hơn. Thay vì coi trợ giúp người tàn tật là việc làm nhân đạo thì nay cộng đồng đã nhận thức được hoạt động đó là trách nhiệm xã hội. Cộng đồng phải tạo điều kiện cho lao động tàn tật hòa nhập, được thực hiện quyền làm việc như mọi công dân khác. Nhà nước, gia đình và cộng đồng phải tạo điều kiện, phá bỏ những rào cản để người tàn tật hòa nhập, tiếp cận cộng đồng, có cơ hội làm việc, lao động, có thu nhập để ổn định cuộc sống, hạn chế dần dần sư phụ thuộc vào gia đình, vào sự cưu mang của xã hội, góp phần làm cho xã hội ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)