Nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25 - 26)

Thứ nhất, pháp luật lao động tàn tật thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân

tộc. “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Mỗi người vì cộng đồng”, sự chia sẻ, đùm bọc đối với đồng bào mình vừa là truyền thống vừa là đạo lý, là nhu cầu, là lẽ sống của hầu hết mọi người Việt Nam. Pháp luật về lao động tàn tật đã phát huy và nâng cao thêm truyền thống đó.

Điều 31 Pháp lệnh về người tàn tật có quy định: “Ngày 18 tháng 4 hàng năm được lấy là ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật”. Chăm sóc người tàn tật là truyền thống, là đạo lý của dân tộc, của xã hội và là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách, của Nhà nước ta hiện nay. Tuy nhiên, bảo vệ chăm sóc như thế nào để mọi tiềm năng được phát huy, được sử dụng, giúp họ thay đổi được vị thế của mình từ người phụ thuộc đến người độc lập trong cuộc sống mới là rất cần thiết.

Sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học công nghệ là tiền đề vật chất, kỹ thuật cho sự hòa nhập, tạo cơ hội bình đẳng cho người tàn tật. Nhưng bản thân sự phát triển kinh tế không tự động đem cơ hội bình đẳng cho người tàn tật nếu như xã hội chưa nhận thức đúng cũng như chưa có hành động cụ thể để biến sức mạnh kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để tạo điểu kiện sinh hoạt cho người tàn tật. Pháp luật về lao động tàn tật tạo nên những chuyển biến về nhận thức vai trò, khả năng hòa nhập cộng đồng của người tàn tật. Từ nhận thức đó, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ người tàn tật không chỉ khắc phục khó khăn trước mắt mà còn giúp họ các điều kiện cần thiết để thực hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm như các công dân khác trong xã hội.

Đã có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước đã tích cực đóng góp giúp đỡ cho người tàn tật với giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

24

Cùng với các chính sách pháp luật khác, pháp luật lao động có những quy định về học nghề, tạo việc làm cho người tàn tật, tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, điều đó có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Pháp luật lao động đối với những người là thương binh, bệnh binh thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đã tham gia chiến đấu chống lại kẻ thù bảo vệ nhân dân, mang lại cuộc sống hòa bình cho tất cả mọi người.

Thứ hai, pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam còn thể hiện tính nhân

văn, xã hội và có tính quốc tế. Hệ thống pháp luật về lao động tàn tật mang tính nhân văn, xã hội và có tính quốc tế, đánh dấu sự phát triển, tiến bộ và nhân đạo. Các văn bản pháp luật cũng đã kế thừa có tính tham khảo những kinh nghiệm của các nước để áp dụng một cách phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và truyền thống của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25 - 26)