Nhóm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơ

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 52 - 53)

Bộ luật lao động quy định “thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần” (khoản 4 Điều 125).

So sánh quy định này đối với thời giờ làm việc của người bình thường – không bị tàn tật: “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”, cho thấy người lao động tàn tật được giảm một giờ làm việc so với lao động bình thường.

Với quy định trên thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho người tàn tật làm việc với một giới hạn phù hợp với khả năng và sức khoẻ của mình, nhằm mục đích giúp người tàn tật có khả năng phục hồi sức khoẻ một cách nhanh chóng, có khả năng làm việc lâu dài và đạt năng suất. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh bình đẳng về cơ hội, quy định này sẽ làm cho người sử dụng lao động có tâm lý không thích tuyển dụng người tàn tật vì những hạn chế về thời giờ làm việc, nhất là đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương thức dây chuyền. Một dây chuyền làm việc có thể phải dừng sản xuất trước một giờ (nếu ca làm là 8 giờ) vì tuân thủ quy định của pháp luật lao động đối với một thành viên là người tàn tật trong dây chuyền hoặc chọn phương án tính 1 giờ tăng ca đối với lao động tàn tật. Tuy nhiên, phương án một giờ tăng ca đối với lao động tàn tật không thể xảy ra thường xuyên vì pháp luật khống chế thời gian làm them của mỗi người lao động là không quá 200 giờ trong một năm và đặc biệt cũng không quá 300 giờ.

Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì một số doanh nghiệp có biết và chấp hành nghiêm chỉnh quy định này (thường là các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật), một số doanh nghiệp trả lời họ không biết quy định này, họ bố trí người tàn tật làm việc 8 giờ/ngày như những lao động bình thường khác và người tàn tật cũng có đủ sức khoẻ để đáp ứng thời giờ làm việc bình

51

thường (ví dụ như những người bị câm, điếc). Một số doanh nghiệp bố trí người lao động làm việc theo thời gian tuỳ theo sức khoẻ của người lao động (thường là các doanh nghiệp sản xuất thủ công, gia công).

Một phần của tài liệu Pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 52 - 53)