2.1.2.1 Nhóm các quy định về cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật
Điều 126 Bộ luật lao động quy định cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được hưởng các chính sách ưu đãi sau: Được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị; được miễn thuế; được vay vốn với lãi suất thấp.
Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí của các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật bao gồm các trường, các trung tâm do Nhà nước, tổ chức và cá nhân lập ra để đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nghề cho người tàn tật theo quy định của pháp luật. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tật phải thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã, tổ sản xuất được lập ra theo quy định của pháp luật. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật phải có đủ điều kiện sau đây: (1) có trên 51% số lao động là người tàn tật; (2)Có quy chế hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.
Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được xét cấp hỗ trợ một phần kinh phí từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án đào tạo, đào tạo lại cho lao động là người tàn tật, duy trì và phát triển sản xuất, thu nhận thêm người tàn tật vào làm việc hoặc để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu.
Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật khi có dự án dạy nghề, dự án phát triển sản xuất, được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nguồn vốn của Nhà nước.
40
Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh cho người tàn tật
Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn các loại thuế.
Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn chi tiết về chính sách đối với cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật: Điều kiện để hưởng chính sách là sau 12 tháng kể từ ngày cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật bắt đầu hoạt động. Các chính sách ưu đãi được hưởng: Được cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nghề cho lao động là người tàn tật; mua sắm trang thiết bị, mở rộng cơ sở dạy nghề, thu nhận thêm người tàn tật vào học nghề, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Mức hỗ trợ theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở dự án phát triển dạy nghề và số lượng người tàn tật được đào tạo hàng năm; Được xét vay vốn từ Quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để duy trì, mở rộng hoạt động dạy nghề. Mức, thời hạn và lãi suất vay áp dụng theo quy định hiện hành về cho vay vốn từ nguồn vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội; Cơ sở dạy nghề dành riêng cho lao động tàn tật có tổ chức sản xuất gắn với thực hành, nâng cao tay nghề, tạo việc làm cho người tàn tật mà có đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung thì còn được hưởng các chính sách đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật và các chính sách và chế độ ưu đãi khác như sau: (1) Được Nhà nước bảo trợ và khuyến khích phát triển; được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi để lập cơ sở dạy nghề, giúp đỡ đầu tư kỹ thuật; được miễn, giảm thuế theo quy định của các văn bản pháp luật thuế hiện hành; (2) Được giao quản lý và sử dụng các tài sản của Nhà nước gồm cả các nguồn vốn
41
do Nhà nước đầu tư, nguồn do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp theo đúng nội dung mục đích quy định tại Thông tư.
Còn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật thì điều kiện được hưởng là sau 6 tháng kể từ ngày cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật bắt đầu hoạt động. Các chính sách được hưởng là: Được cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có dự án đổi mới, bổ sung trang thiết bị, mở rộng phát triển sản xuất thu hút thêm người tàn tật vào làm việc, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Mức hỗ trợ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở dự án sản xuất kinh doanh và số lượng người tàn tật đang làm việc tại cơ sở; Được xét vay vốn từ Quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và vay vốn từ nguồn vốn cho vay xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu hút thêm người tàn tật vào làm việc. Mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay vốn và thủ tục vay thực hiện theo quy định hiện hành; Được xét hỗ trợ một phần kinh phí đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật có tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người tàn tật tại cơ sở, hoặc gửi người tàn tật đi học nghề tại các trường, các Trung tâm dạy nghề không được Nhà nước cấp kinh phí đào tạo; Các chính sách và chế độ ưu đãi khác như sau: (1) Được Nhà nước bảo trợ và khuyến khích phát triển; được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi để lập cơ sở sản xuất kinh doanh, được giúp đỡ đầu tư kỹ thuật, cải tiến đổi mới công nghệ; được miễn, giảm thuế theo quy định của các Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện; (2) Được giao quản lý và sử dụng các tài sản của Nhà nước gồm cả các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, nguồn do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp theo đúng nội dung mục đích quy định tại Thông tư.
Như vậy, cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được hưởng các chính sách ưu đãi hết sức thiết thực: được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị;
42
được miễn thuế; được vay vốn với lãi suất thấp. Điều này có ý nghĩa thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận người tàn tật vào làm việc, tạo thêm được nhiều chỗ làm mới cho người tàn tật.
2.1.2.2 Nhóm các quy định về cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế
Bộ luật lao động quy định: “Những nơi thu nhận người tàn tật vào học nghề được xét giảm thuế, được vay vốn với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho người tàn tật học nghề. (khoản 2 Điều 125); “Doanh nghiệp nào nhận người tàn tật vào làm việc vượt tỷ lệ quy định thì được Nhà nước hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động là người tàn tật” (khoản 3 Điều 125). Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống. Mặt khác, Nhà nước cũng có những quy định cụ thể về xét giảm thuế, về vấn đề vay vốn với lãi suất thấp và các ưu đãi khác đối với những đơn vị, cá nhân thu nhận người tàn tật vào làm việc hoặc học nghề.
Nghị định số 81/CP ngày 23 thỏng 11 năm 1995 đó được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 thỏng 4 năm 2004 quy định: Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được xét giảm thuế doanh thu từ dạy nghề theo quy định của Bộ Tài chính; Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án dạy nghề; Doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 Nghị định này, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất, được xét cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc được xét hỗ trợ từ quỹ việc làm cho người tàn tật.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 đã được
43
sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 còn hướng dẫn chi tiết như sau: Cơ sở dạy nghề có dự án dạy nghề cho người tàn tật được vay vốn từ Quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Mức, thời hạn và lãi suất vay được áp dụng như đối với cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật; Riêng những doanh nghiệp nhận lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định, khi gặp khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được hưởng chính sách hỗ trợ hoặc vay vốn từ Quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mức hỗ trợ hoặc mức vay do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
Luật pháp có những chính sách ưu đãi không chỉ dành riêng cho các cơ sở dạy nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật (tỷ lệ người tàn tật từ 51% trở lên), mà còn có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhận người tàn tật vào học nghề, nhận người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định (2% – 3%). Điều đó cho thấy đã rất quan tâm đến đối tượng lao động tàn tật, bằng mọi biện pháp để thúc đẩy việc làm cho người tàn tật.
2.1.2.3 Nhóm các quy định riêng về dạy nghề cho lao động tàn tật
Cùng với Bộ luật lao động, Pháp lệnh về người tàn tật, Luật dạy nghề cũng đã dành một chương quy định một cách toàn diện, đầy đủ và có tính hệ thống về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật. Trong đó, mục tiêu dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được xác định là “nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống hòa nhập cộng đồng”. Do vậy, các cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật ngoài việc phải đảm bảo các điều kiện dạy nghề cho người bình thường thì còn phải có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với người tàn tật, khuyết
44
tật; giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người tàn tật, khuyết tật.
Luật dạy nghề cũng thể hiện quan điểm của Nhà nước là “khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật”, đồng thời quy định, ngoài việc được hưởng các chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề nói chung, các cơ sở này còn được “Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; được giao đất không thu tiền hoặc thuê đất ở nơi thuận lợi cho việc học nghề của người tàn tật, khuyết tật”.
Để thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật đủ về số lượng và đáp ứng yêu càu chất lượng, Luật dạy nghề cũng đã có quy định chính sách ưu đãi trong đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật. Cùng với chế độ chính sách về tiền lương, chính sách đối với nhà giáo ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật còn được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ.
Những quy định pháp luật này cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến việc dạy nghề cho lao động tàn tật, làm tiền đề quan trọng cho lao động tàn tật tìm được việc làm, giúp họ có thu nhập để ổn định cuộc sống.
Thực tế cho thấy dạy nghề cho lao động tàn tật có đặc thù khác đối với dạy nghề nói chung là phải gắn liền với tạo việc làm, chỉ nên dạy những nghề mà họ có thể tự tạo việc làm hoặc dạy nghề theo địa chỉ của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những cán bộ giới thiệu việc làm cho người tốt nghiệp tại các cơ sở dạy nghề của người tàn tật hiện chưa đủ kỹ năng tiếp cận, làm việc với người tàn tật, đồng thời chưa đủ kỹ năng để tiếp xúc thương thuyết với những người sử dụng lao động tiềm tàng trong khu vực thương mại và công nghiệp để thương lượng tìm việc làm cho người tàn tật. Chính vì vậy, hiệu quả của việc tư vấn và tạo việc làm cho người tàn tật chưa cao. Người tàn tật chưa tin tưởng vào việc tìm kiếm được việc làm sau khi học nghề.
45
Theo báo cáo giám sát của Quốc hội năm 2005, về dạy nghề đối với người tàn tật cho biết: Với hệ thống gồm khoảng 2000 cơ sở (bao gồm các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp, làng nghề, phố nghề), hàng năm đào tạo được khoảng 1.200.000 lượt người lao động qua các khóa học nghề dài hạn và ngắn hạn. Tuy vậy, công tác dạy nghề cho người tàn tật còn rất khiêm tốn, hàng năm mới chỉ hướng nghiệp dạy nghề cho khoảng từ 5.000 đến 6.000 người tàn tật (có khoảng 100 cơ sở hướng nghiệp dạy nghề cho người tàn tật). Con số này còn rất thấp so với nhu cầu của người tàn tật: theo số liệu hiện nay mới chỉ có khoảng 3% người tàn tật được đào tạo nghề.
Có thể đánh giá, hệ thống dạy nghề hiện nay chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt đối với công tác dạy nghề cho người tàn tật nói riêng: Nội dung, chương trình, nghế đào tạo, hình thức đào tạo chưa hợp lý về kết cấu, quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành; chưa có những giáo trình riêng cho người tàn tật; thiếu các thiết bị dạy nghề đối với người tàn tật; đội ngũ giáo viên dạy nghề cho người tàn tật còn yếu cả về những kiến thức kỹ năng và nhận thức về các lĩnh