Quyền tham gia của công đoàn với cơ quan nhà nước và đại diện của người sử dụng lao động về các vấn đề quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 38)

diện của người sử dụng lao động về các vấn đề quan hệ lao động

Đây chính là quyền hạn của hệ thống công đoàn các cấp. Theo đó, Công đoàn thay mặt cho người lao động tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ

chế, chính sách, pháp luật. Công đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam đồng bộ. Đồng thời, công đoàn cũng tích cực tham gia thúc đẩy việc hoàn thiện "cơ chế ba bên" trong quan hệ lao động. Cơ chế ba bên là một trong những hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa Nhà nước - giới chủ - người lao động (đại diện là công đoàn) nhằm thay đổi cách thức quan hệ lao động, làm hài hòa quan hệ chủ - thợ tương thích với cơ chế quản lý nhà nước.

Trong cơ chế này, Chính phủ có trách nhiệm đặt ra luật pháp, quy chế. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho người lao động, có kiến nghị, tham gia quá trình lập pháp và đặt ra giải pháp tạo căn cứ pháp luật ổn định cho công đoàn trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ ba bên, công đoàn cùng Nhà nước và cơ quan hữu quan tiến hành thương lượng thông qua phương thức hội nghị liên tịch để tham gia với nhà nước, từng bước xây dựng cơ chế ba bên ở tầm cao. Hiện nay cơ chế ba bên trong lĩnh vực quan hệ lao động đang hình thành ngày một rõ nét. Công đoàn chủ động trong việc xây dựng cơ chế ba bên để giải quyết đúng quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động theo pháp luật của Nhà nước. Theo đó, việc thực hiện quyền tham gia của tổ chức công đoàn phụ thuộc vào sự phân cấp của tổ chức này. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quyền tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

- Quyền sáng kiến pháp luật: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án Luật, dự án Pháp lệnh ra trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động;

- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn đến những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động;

- Quyền tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích người lao động do Chính phủ, Bộ, ngành tổ chức;

- Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách với người lao động;

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động;

- Quyền tham gia ý kiến khi Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành, mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kì (Điều 56, Điều 132 Bộ luật Lao động);

- Quyền tham gia ý kiến khi Chính phủ quy định nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động; quy định thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp nhà nước;

- Quyền tham gia ý kiến khi Chính phủ quy định các trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm;

- Quyền tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Quyền tham gia ý kiến về danh mục các loại bệnh nghề nghiệp trước khi Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước ban hành;

Thứ hai, quyền tham gia của công đoàn cấp trên cơ sở bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động;

- Quyền tham dự hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức hữu quan khi bàn về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động;

- Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách với người lao động;

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động;

- Giúp đỡ công đoàn cơ sở thực hiện việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể;

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 38)