Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 54)

- Tham gia với các cơ quan nhà nước và đại diện người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động.

2.4. Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động

của pháp luật lao động

Đây là một trong những nhóm quyền thể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lý của tổ chức công đoàn. Theo quy định của Luật Công đoàn, công đoàn có quyền tổ chức, kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động, công đoàn và chính sách pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Công đoàn Việt Nam luôn coi trọng việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở, đi sâu vào đời sống công nhân, người lao động, nắm vững tâm tư,

nguyện vọng của họ; kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; kịp thời tham gia với giới chủ, người sử dụng lao động đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết những mâu thuẫn này; quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân, lao động là nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Kiểm tra, giám sát là một trong những quyền quan trọng của tổ chức công đoàn nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Hơn nữa, công đoàn cũng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động. Thực hiện tốt cơ chế đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động, chủ động tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động.

Điều 2 Luật Công đoàn năm 1990 đã ghi nhận quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động:

1.Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. 2. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật [28].

Không những vậy:

1. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho

thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. 2. Khi kiểm tra, công đoàn yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức trả lời những vấn đề đặt ra, kiến nghị biện pháp sửa chữa những thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật [28, Điều 9].

Kiểm tra, bảo vệ vừa là quyền vừa là chức năng của công đoàn. Hai quyền đó cùng song song tồn tại và hỗ trợ cho nhau. Bởi lẽ, khi công đoàn thực hiện quyền kiểm tra trong phạm vi chức năng của mình tùy thuộc vào mỗi cấp công đoàn khác nhau phát hiện những thiếu sót, sai phạm để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - những người yếu thế trong quan hệ lao động.

Công đoàn, một mặt, có nhiệm vụ tham gia với Chính phủ xây dựng kể hoạch, xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; mặt khác giám sát hoạt động của Chính phủ. Việc kiểm tra, giám sát phải dựa trên cơ sở khoa học, điều tra, phân tích tình hình việc làm và đời sống của công nhân, viên chức, lao động và tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Công đoàn tận dụng ưu thế của tổ chức mình quan hệ chặt chẽ với người lao động, phản ánh với Nhà nước, đưa ra kiến nghị hợp lý thúc đẩy việc soạn thảo pháp luật, hoàn thiện chính sách lao động.

Trong các doanh nghiệp, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được thực hiện thông qua việc xây dựng chế độ bình đẳng thương lượng. Đây là nội dung quan trọng trong ký kết thỏa ước lao động tập thể. Các vấn đề xúc tiến việc làm, bồi dưỡng nghề nghiệp cần trở thành điều khoản quan trọng để tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của mình, đồng thời nâng cao nguồn lực của doanh nghiệp.

Trên thực tế, các cấp công đoàn cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc kiểm tra, giám sát hoặc phối kết hợp để thực hiện quyền kiểm tra,

giám sát, song công tác thực hiện quyền này hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Mặc dù gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi, song những năm gần đây, các cấp công đoàn luôn quan tâm, chú trọng việc chủ động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn. Các cấp công đoàn đã phối hợp với Thanh tra, Bảo hiểm xã hội, Lao động thương binh xã hội kiểm tra tại các doanh nghiệp. Điển hình như Công đoàn Thủ đô đã phối hợp với Thanh tra, Bảo hiểm xã hội, Lao động thương binh xã hội kiểm tra trên 70 cuộc tại doanh nghiệp. Uỷ ban kiểm tra các cấp Công đoàn Thủ đô đã tham mưu giúp Ban thường vụ cùng cấp tiếp nhận, giải quyết và tham gia giải quyết 277 đơn, trong đó có 16 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn, tham gia giải quyết 205 đơn thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, chuyển 56 đơn cho các cơ quan chức năng. Nhờ đó, 11000 người được trở lại làm việc, 4 người được hạ mức kỷ luật, 2.624 người được giải quyết các quyền lợi khác.

Mặc dù tổ chức công đoàn đã nỗ lực thực hiện quyền kiểm tra, giám sát trong điều kiện có thể, song điều dễ nhận thấy là tình trạng vi phạm pháp luật lao động, không thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động vẫn còn diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi và các vụ đình công vẫn xảy ra. Theo thống kê của ngành lao động thì từ năm 1995 đến năm 2006 ở Việt Nam đã xảy ra 1.250 cuộc đình công. Trong đó:

Khu vực doanh nghiệp nhà nước có 87 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp dân doanh có 325 cuộc, chiếm 26%. Các cuộc đình công chủ yếu diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh với 504 cuộc, chiếm 40,3%; Bình Dương với 279 cuộc, chiếm 22,3%; Đồng Nai 258 cuộc, chiếm 20,7%; các tỉnh còn lại chỉ có 209 cuộc, chiếm 16,7%...Tính riêng năm 2009, cả nước xảy ra 216 cuộc đình công. Số cuộc đình công hầu hết vẫn diễn ra ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6% [43].

Còn theo Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 64 vụ đình công. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động thì con số này chưa thể hiện đầy đủ, bởi trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh cho thấy các cuộc đình công vẫn tiếp tục gia tăng. Cụ thể những ngày đầu năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn xảy ra đình công. Đáng chú ý là số nhiều các vụ đình công vẫn xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Vụ đình công mới đây nhất xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Endo Stainless Steel (100% vốn Nhật Bản) tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội. Như vậy, nếu như năm 2009, số vụ đình công trên cả nước đã ít đi, thì năm 2010 chỉ trong 3 tháng đầu năm, số vụ đình công đã có dấu hiệu gia tăng rõ rệt.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đình công là đa số doanh nghiệp chưa có thỏa ước lao động tập thể hoặc nếu có thì chung chung, hình thức, không làm được vai trò điều chỉnh trách nhiệm và quyền lợi hai bên phù hợp quá trình phát triển doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp không muốn thành lập công đoàn cơ sở, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về phía người lao động thường do thiếu thông tin, bỏ qua các bước đưa yêu sách cho người sử dụng lao động, nên thiếu sự hiểu nhau trong quan hệ lao động. Có thể thấy rõ công đoàn cơ sở chưa phát huy được vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, chưa nắm bắt nguyện vọng của người lao động. Quan trọng hơn là công đoàn cơ sở, đặc biệt tại khu vực ngoài nhà nước chưa nắm bắt kịp thời thông tin về tranh chấp lao động và có nhiều cuộc đình công đã xảy ra công đoàn cơ sở mới biết. Điều này cho thấy quyền kiểm tra giám sát của công đoàn chưa được phát huy hiệu quả một cách thích đáng.

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 54)