Phân loại các quyền của Công đoàn

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 26 - 28)

Có nhiều cách để phân loại quyền công đoàn. Nếu căn cứ vào chức năng của công đoàn, quyền công đoàn được chia thành ba loại đó là:

+ Các quyền của công đoàn trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

+ Các quyền của công đoàn trong việc tổ chức, giáo dục, vận động người lao động tham gia quản lý kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước, quản lý cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị.

+ Các quyền của công đoàn trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Nếu căn cứ vào tính chất của quyền thì quyền công đoàn bao gồm ba loại như sau:

+ Loại quyền tham gia. Với quyền này, công đoàn chỉ được tham gia đóng góp ý, được hỏi ý kiến, song không có quyền quyết định. Quyền quyết định thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay người sử dụng lao động;

+ Loại quyền chung. Là quyền của công đoàn bàn bạc, thỏa thuận, nhất trí với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi quyết định về một vấn đề nào đó. Tức là, tổ chức công đoàn và cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động có quyền như nhau.

+ Loại quyền độc lập. Đây là quyền của công đoàn trong việc độc lập ra một quyết định. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng và không có quyền can thiệp vào việc ra quyết định của công đoàn.

Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn, ta có:

+ Quyền của Công đoàn trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. + Quyền của Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở: Các công đoàn tỉnh, ngành, quận, huyện…;

+ Quyền hạn của công đoàn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. + Quyền của Công đoàn cơ sở: công đoàn của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Có thể khẳng định rằng, việc phân loại các quyền của công đoàn là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nó chẳng những cho thấy

được tính chất các quyền của công đoàn mà còn cho thấy sự tương quan về địa vị pháp lý của tổ chức này với địa vị pháp lý của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác, đặc biệt là với người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)