- Tham gia với các cơ quan nhà nước và đại diện người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động.
Thứ bảy, quyền khởi kiện và tham gia vào giải quyết tranh chấp lao động
3.1.1. Những yêu cầu khách quan
Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều vấn đề mới khó khăn, phức tạp nảy sinh như hệ thống pháp luật đang được hình thành, vừa không đồng bộ, vừa kém hiệu lực. Pháp luật đã quy định rõ vị trí, vai trò của công đoàn song còn thiếu những chế tài cụ thể để thực hiện được quyền công đoàn theo pháp luật. Việc xử lý vi phạm pháp luật còn thiếu kiên quyết, chưa triệt để nên người sử dụng lao động coi thường pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn. Nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là chủ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chưa hiểu biết pháp luật về tổ chức công đoàn Việt Nam, họ ngại có tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp và cho rằng công đoàn được lập ra là chỉ để tập hợp công nhân đấu tranh gây rắc rối, cản trở hoạt động của doanh nghiệp nên không ủng hộ việc thành lập công đoàn.
Nhiều nơi công đoàn được thành lập nhưng gần như không hoạt động được vì chủ doanh nghiệp không tạo điều kiện cho phép hoạt động. Do vậy, công đoàn cần phải phối hợp cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi cản trở quyền tổ chức và hoạt động công đoàn. Đồng thời, tuyên truyền, vận động để tiếp tục phát triển công đoàn cơ sở, đặc biệt là công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tại nhiều doanh nghiệp đã thành lập được công đoàn cơ sở thì điều kiện hoạt động của cán bộ công đoàn vẫn còn rất nhiều khó khăn, thời gian
hoạt động chưa được quy định cụ thể, kinh phí hoạt động rất hạn hẹp và phải phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Nguồn tài chính để hình thành quỹ của tổ chức công đoàn rất ít. Thêm vào đó, việc thu kinh phí công đoàn trong các doanh nghiệp dân doanh gặp rất nhiều khó khăn. Việc trích nộp kinh phí công đoàn được quy định trong văn bản pháp lý (thấp) và không thống nhất. Pháp luật công đoàn chưa có các biện pháp chế tài phù hợp để xử lý số doanh nghiệp trốn tránh, không trích nộp kinh phí công đoàn. Quyền công đoàn trong việc quản lý, hướng dẫn sử dụng ngân sách công đoàn chưa rõ ràng. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa bố trí, tạo điều kiện và bảo đảm thời gian dành cho hoạt động công đoàn theo luật định. Nhiều nơi cán bộ công đoàn không nắm vững quy định của pháp luật về những bảo đảm cho tổ chức hoạt động công đoàn để thực hiện và yêu cầu cơ quan nhà nước bảo đảm thực hiện.
Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy công đoàn cơ sở cũng đã được thành lập nhưng lại bị o ế nên không thể triển khai bất kỳ hoạt động nào. Đồng thời, cán bộ công đoàn ít được sự ủng hộ của người sử dụng lao động, thậm chí còn bị cản trở gây khó dễ. Vị trí, chỗ đứng của cán bộ công đoàn rất bấp bênh, dễ bị chấm dứt hợp đồng lao động, chế độ chính sách ưu đãi hầu như chưa có. Vì vậy, cán bộ công đoàn đặc biệt là cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực sự nhiệt tình tham gia công tác công đoàn. Nhiều trường hợp do lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người lao động mà cán bộ công đoàn bị người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật, hay chuyển sang làm công việc khác. Do vậy, Nhà nước cần ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ thích hợp và có cơ chế bảo vệ đối với cán bộ công đoàn khi họ thực hiện quyền cũng như vai trò của tổ chức công đoàn.