Quyền tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 58)

- Tham gia với các cơ quan nhà nước và đại diện người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động.

2.5. Quyền tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động

Vấn đề quản lý, sử dụng nguồn lao động như thế nào luôn thu hút được sự quan tâm không chỉ của các chủ sử dụng lao động mà còn của Nhà

nước và các tổ chức khác trong đó có tổ chức công đoàn. Trong lĩnh vực này, việc bảo vệ nguồn lực lao động luôn được quan tâm, bởi tình trạng sử dụng lãng phí, bóc lột quá đáng của người sử dụng lao động đã làm phát sinh các tiêu cực trong quá trình đào tạo, sử dụng và bảo vệ nguồn lao động. Với tình trạng đó, việc tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động của tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật cũng như việc bảo vệ pháp luật lao động, đồng thời làm cơ sở góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động ở nước ta hiện nay.

Cơ sở của việc thiết lập quyền tham gia vào hoạt động quản lý, sử dụng lao động của tổ chức công đoàn xuất phát từ vị trí, vai trò của tổ chức này trong hệ thống chính trị - xã hội là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Cả nước đã có khoảng 93.000 công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn với khoảng 6,1 triệu đoàn viên, trong đó 71.000 công đoàn cơ sở thuộc khu vực nhà nước, với khoảng 3,8 triệu đoàn viên, 22.000 công đoàn cơ sở thuộc khu vực ngoài nhà nước với khoảng 2,3 triệu đoàn viên. Công đoàn đã phối hợp với doanh nghiệp trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật cho người lao động. Công đoàn đã thành lập được 47 trung tâm và văn phòng tư vấn pháp luật, 394 tổ tư vấn pháp luật tại 56 liên đoàn lao động cấp tỉnh, công đoàn ngành với gần 1000 tư vấn viên pháp luật và đã thực hiện tư vấn miễn phí cho 50.000 lượt công nhân lao động [2].

Công đoàn thường xuyên kiểm tra, phối hợp tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, luật công đoàn tại các địa phương, doanh nghiệp. Hàng năm, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với công đoàn tổ chức kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật lao động, Luật

công đoàn tại các địa phương, doanh nghiệp nhằm phát hiện, uốn nắn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật và kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tế để kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động.

Tuy nhiên hiện nay, số lượng công đoàn cơ sở được thành lập còn thấp, năng lực, kỹ năng của cán bộ làm công tác công đoàn cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, chưa được đào tạo về nghiệp vụ; nội dung hoạt động của công đoàn

Một phần của tài liệu Các quyền của công đoàn trong Luật Công đoàn năm 1990 - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)