Thực trạng thu hút FDI, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 46)

h. Nền kinh tế phát triển năng động

2.2 Thực trạng thu hút FDI, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Luật đầu tư nước ngoài được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 29/12/1987, từ đó tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu có chuyển biến rõ rệt, các nhà đầu tư đã quan tâm đến thị trường tiềm năng của Việt Nam. Từ năm 1990, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ (lúc này thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quãng Nam Đà Nẵng) thu hút được 4 dự án mới mới tổng vốn đầu tư 3.169.000 USD, các dự án này được đầu tư chủ yếu từ Liên Xô và tập trung vào ngành sản xuất nguyên liệu dầu cù là, dầu cao, sản xuất gỗ… Những năm sau đó, tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã tăng lên, việc thu hút các dự án đầu tư với vốn lớn, ngành nghề đa dạng hơn, thu hút, sử dụng nhiều lao động, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chúng ta cũng chú trọng đến thu hút các dự án liên quan đến du lịch, dịch vụ như các dự án về khách sạn, khu du lịch biển...

Nội dung Đvt 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tổng

Vốn ĐT mới Tr.USD 3,169 7 41 60,3 35,2 35,5 215,3 405,7

Vốn PĐ “ 1,7 3 20 27 14 11 65 141,7

VTH (LK) “ 1 7 13 18 20 31 90

Bảng 4: Tình hình thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1990 - 1996

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng)

Năm 1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc TW. Thời kỳ 1997 - 2000, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang có xu hướng giảm, một phần ảnh hưởng khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Châu Á, mặt khác nền kinh tế ASEAN sau thời gian tăng tốc và phát triển “nóng” đã có dấu hiệu suy thoái. Chính sự phát triển mất cân đối, đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào nguồn lực từ bên ngoài của khu vực này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.

Năm 1997 đến năm 2000 (theo dõi bảng 5) dòng đầu tư FDI còn chậm và có xu hướng giảm, do các doanh nghiệp phải cơ cấu lại hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tâm lý sợ rủi ro vẫn còn; mặt khác, nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, các nhà đầu tư Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn còn tâm lý e ngại thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm… Đây là một trong những tác động lớn đến tình hình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, năm 2000, điểm cuối của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Châu Á, đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu khôi phục và sự nổ lực cải cách mạnh mẽ về cơ chế chính sách, môi trường đầu tư của Chính phủ và các cấp địa phương, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng đã có những bước chuyển biến tích cực hơn trước và có nhiều kết quả rất khả quan.

Năm Số DA mới (dự án) Vốn ĐT mới (Triệu USD) Vốn TH (lũy kế) (Triệu USD) 1997 02 9,3 122 1998 04 33,5 180 1999 02 1,58 191,6 2000 03 1,50 174,2

2002 8 51,9 2902003 12 75,2 325 2003 12 75,2 325 2004 9 54,8 359 2005 18 96,2 415 2006 19 440 803 2007 24 451 715 Tổng 104 1.576,3 3.412,8

Bảng 5: Tình hình thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2007

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w