Dự báo phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 74 - 75)

CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.2 Dự báo phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Trong một bài nghiên cứu gần đây, ông Đặng Đức Long, chuyên gia thuộc Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới nhận định, phần lớn các nước thuộc khu vực ASEAN đều đang phát triển theo mô hình hướng tới xuất khẩu dựa vào công nghệ chế biến, có tiềm lực tương đối lớn về vốn và công nghệ nhưng lại thiếu tài nguyên và giá lao động đắt. Bởi vậy, xu hướng tất yếu là các quốc gia phát triển trong khu vực chuyển dịch các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam. Trong khi đó, về phía Việt Nam, chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở, tự do hoá thương mại và đầu tư, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987), cải thiện mạnh mẽ những

quan hệ chính thức Việt Nam - ASEAN từ sau năm 1989, quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Trước năm 2000 thì dòng chảy FDI từ ASEAN vào Việt Nam còn hạn chế và có phần dè dặt, đặc biệt là thời kỳ khủng hoảng năm 1997. Tuy nhiên vẫn có những con số đáng khích lệ như: đầu tư của toàn ASEAN giai đoạn này đã chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Ba quốc gia Singapore, Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm các vị trí thứ 1, thứ 7 và thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nay được coi là thời kỳ phục hồi dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam cùng với đà phục hồi nền kinh tế của các thành viên trong khu vực này. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD. Trong số này, Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 474 dự án và 9,07 tỷ USD còn hiệu lực, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; tiếp theo là Malaysia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10.

Hiện nay, phần lớn đầu tư FDI từ ASEAN vào Việt Nam mới chỉ tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá - giáo dục. Các dự án quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại, hay thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí, viễn thông, điện tử tin học hiện nay vẫn “nhường sân” chính cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu, Nhật Bản.

Ngoài ra nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam nhìn chung được thu hút từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau như: Hoa Kỳ, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w