Những định hướng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 79 - 80)

CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.4. Những định hướng

Đà Nẵng đã đưa ra một số định hướng phát triển KT - XH của thành phố trong tương lai như sau:

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.

- Phát triển nhanh các dịch vụ thành phố có lợi thế như vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, chuyển giao công nghệ… đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010.

- Chủ động và khẩn trương hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ chế thông thoáng, môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA; tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao từ bên ngoài.

- Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, phát triển kinh tế tư nhân; kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tiếp tục giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

- Cải thiện đáng kể các chỉ tiêu sức khỏe cho người dân. Tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; giải quyết cơ bản và có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong việc cải cách hành chính. Phát huy dân chủ, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với người dân và các thành phần doanh nghiệp.

Riêng định hướng tác động của vốn FDI đối với phát triển KT - XH phải phù hợp với yêu cầu và quan điểm về phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị và Hội đồng Đảng bộ thành phố lần thứ XIX. Dựa trên quyết định của Đảng bộ thành phố về phát triển kinh tế, có thể định hướng tác động của vốn FDI và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển KT - XH như sau:

Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI vào xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu và những ngành sử dụng nhiều lao động, chế tạo những sản phẩm có giá trị và hàm lượng công nghệ cao. Quan tâm đến những dự án có tính đến các yếu tố cải thiện sức cạnh tranh xuất khẩu của thành phố và tạo bước đột biến về tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với thành phố Đà Nẵng.

Thứ hai, định hướng về tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI đối với những ngành công nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến khích các dự án có vốn đầu tư vào những ngành mà thành phố còn yếu như công nghệ thông tin, điện tử, khuyến khích thu hút FDI vào việc chuyển giao công nghệ sạch và những dự án bảo vệ môi trường.

Từ những định hướng về thu hút và sử dụng vốn FDI thì sẽ có những phương hướng để phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng các định hướng đã nêu trên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w