Tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 34 - 36)

Kon Tum có tổng diện tích gần 10.000 km2, có đường biên giới giáp Lào và Campuchia, không xa khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung, có vị trí đầu mối giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Về đường bộ, Kon Tum có quốc lộ 14 đi Đà Nẵng dài 270 km; quốc lộ 14, 19 đi Quy Nhơn dài 240 km; quốc lộ 24 đi Dung Quất dài 200 km; quốc lộ 40 từ Ngọc Hồi đến trung tâm tỉnh Atopư (Lào) dài 120 km; quốc lộ 14 chạy dọc ba tỉnh Kon Tum - Gia Lai - Đăk Lăk đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Kon Tum có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng; tiềm năng và lợi thế của tỉnh là rừng, đất rừng, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, chăn nuôi đại gia súc, khoáng sản, vật liệu xây dựng, tài nguyên nước.

Theo quy hoạch năm 2000 - 2010, quỹ đất nông nghiệp sẽ đưa vào sử dụng là 130.000 đến 150.000 ha, trong đó cao su là 60.000 ha, cà phê 15.000 ha, mía 5000 ha. Rừng Kon Tum đa số là rừng nguyên sinh, độ che phủ tự nhiên cao 61%. Tài nguyên rừng phong phú với nhiều loại lâm đặc sản, động thực vật và dược liệu quý hiếm, trữ

lượng gỗ khoảng 60 triệu m3, lồ ô, tre, nứa khoảng 1 tỷ cây. Kon Tum có khả năng phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, giấy và xenlulô, khai thác các loại khoáng sản quý hiếm như vàng, bôxit, mangan, đá quý, phát triển thuỷ điện.

Hội đủ các tiềm năng, thế mạnh, tuy nhiên Kon Tum vẫn chưa thu hút được nhiều các dự án đầu tư nước ngoài. Kết quả này còn khiêm tốn do nguyên nhân chủ yếu là công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức.

***

Từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và một số tỉnh, thành phố trong nước đã rút ra, ta nhận thấy rằng có những điểm tương đồng với Đà Nẵng. Hầu hết ở những nơi đó đều có tiềm năng rất lớn để thu hút đầu tư và phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi khu vực cũng như mỗi tỉnh, thành phố đều có những biện pháp riêng của mình để thu hút đầu tư. Nhưng nhìn chung các quốc gia, các tỉnh, thành phố đều có một thành công chung là nhờ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trên.

Đà nẵng có được những lợi thế như thế, nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong công tác thu hút đầu tư và phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Đà Nẵng cần có chính kiến riêng của mình, dựa vào thực lực tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, cơ chế quản lý cũng như nguồn nhân lực… để từ đó có những biện pháp riêng mang tính đột phá riêng của Đà Nẵng. Bên cạnh đó cũng luôn quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về thu hút đầu tư, kinh tế đối ngoại và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có như thế, thì công tác QLNN sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w