CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 Phương hướng QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà
công tác xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách về đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và công tác xúc tiến đầu tư.
Thực trạng đã phân tích một cách đầy đủ, toàn diện giúp cho việc đánh giá công tác QLNN về thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó nêu lên những hạn chế, yếu kém và đưa ra được những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó. Ngoài ra còn nêu lên được các thách thức đặt ra cho công tác QLNN đối với việc thu hút đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trên đây là các cơ sở để xác định phương hướng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1 Phương hướng QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tiếp nước ngoài
Dòng vốn FDI vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2008 - 2020 được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Trong số các nước châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ được coi là những điểm đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực, tiếp theo sau là Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Singapore.
- Xét trên góc độ nguồn vốn FDI vào khu vực
Mỹ được coi là nước có nguồn vốn FDI lớn nhất, tiếp theo sau là Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Anh. Bên cạnh đó, các công ty Châu Á đang ngày càng được quốc tế; trong số 50 TNC hàng đầu của các nước đang phát triển, 39 TNC là của Châu Á và Châu Đại Dương đã tăng lên gấp 4 lần và đạt mức 69 tỷ USD, trong đó, chủ yếu là từ Hong Kong (40 tỷ USD). Dòng vốn FDI từ Singapore và Hàn Quốc cũng tăng mạnh.
- Xét trên góc độ ngành
FDI ở Châu Á sẽ tập trung ở những ngành dịch vụ và công nghiệp mà các công ty nước ngoài có thể tận dụng được lợi thế chi phí sản xuất thấp cũng như sự sẵn có của lao động có kỹ năng. Những ngành dịch vụ sẽ thu hút được nhiều vốn FDI nhất bao gồm: xây dựng, du lịch, máy tính và công nghệ thông tin viễn thông, dịch vụ kinh doanh, giáo dục và y tế. Các ngành sản phẩm thép, linh kiện điện tử, sản xuất ô tô, hoá chất, chế biến thực phẩm, nước giải khát, máy móc và thiết bị là những ngành được coi là sẽ thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong số các ngành công nghiệp. Phần lớn các ngành được dự báo sẽ thu hút nhiều vốn con người. Điều này cho thấy các công ty nước ngoài đang có xu hướng tận dụng những lợi thế về sự sẵn có của lao động có kỹ năng ở Châu Á.