Kết quả quy hoạch có đi vào cuộc sống được hay không phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch; trình độ hiểu biết nhất định về chuyên môn của các nhà điều hành quản lý; sự phối hợp của các ban ngành và sự đồng thuận của cộng đồng.
Nhiều kết quả quy hoạch tốt sẽ không thể triển khai được hoặc bị “biến dạng”, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững cũng chính do sự hạn chế của công đoạn này. Do đó, cần có sự đồng bộ và thống nhất trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch với các nội dung:
+ Cụ thể hoá các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở; trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm.
+ Rà soát các quy hoạch có sử dụng đất đang bị coi là “treo” để có biện pháp xử lý kịp thời theo hướng: quy hoạch có thể thực hiện sớm thì đề nghị tập trung nguồn lực để thực hiện ngay, không để kéo dài; quy hoạch xét cần nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện được thì điều chỉnh mốc thời gian thực hiện quy hoạch; quy hoạch không hợp lý về quy mô diện tích đất thì phải điều chỉnh quy mô; quy hoạch bất hợp lý, không có tính khả thi thì phải quyết định hủy bỏ ngay.
+ Phải có biện pháp thích hợp hoặc thu hồi nếu cần thiết đối với các trường hợp nhà đầu tư đăng ký và nhận đất nhưng không thực hiện hoặc không thể thực hiện dự án; các trường hợp nhà đầu tư tích trữ đất và hoạt động sai với mục đích ban đầu đã đăng ký…
+ Tiến hành xác định ranh giới quy hoạch du lịch trên địa bàn thành phố. UBND các quận, huyện trong thành phố cần quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch. Chấm dứt tình trạng chia ô trong đầu tư xây dựng và các hộ dân lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, phá vỡ quy hoạch.
+ Công bố rộng rãi quy hoạch đã được phê duyệt và điều chỉnh, phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch. Từ đó giảm thiểu tình trạng một số nhà
đầu tư phải “hối lộ” các CBCC để nắm thông tin kế hoạch, quy hoạch cũng như tình trạng một số người nắm bắt được thông tin, biết rõ vị trí, địa điểm quy hoạch rồi đầu cơ tích trữ đất đai.
3.3.2. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách theo hướng kích cầuđầu tư cởi mở, thông thoáng đầu tư cởi mở, thông thoáng
Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư quan tâm tới rất nhiều các yếu tố khác nhau, tuy nhiên có thể phân làm 2 loại: 1) Cơ sở hạ tầng cứng - là những yếu tố có thể đo lường theo các giá trị và ít nhiều mang tính khách quan. Ví dụ đối với một địa phương, khoảng cách đến các trung tâm kinh tế lớn lân cận; cảng biển; kết cấu hạ tầng; trình độ dân trí; tay nghề người lao động …đây là những yếu tố cần phải có thời gian và nguồn tài chính để cải thiện. 2) Cơ sở hạ tầng mềm - Các yếu tố thuộc về “CSHT mềm” đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn đầu tư của thành phố vì nó liên quan chủ yếu đến vai trò tiên phong của lãnh đạo thành phố và việc hoạch định các chính sách thu hút vốn đầu tư của thành phố.
Ở Việt Nam, mọi chủ trương chính sách về nguyên tắc là thống nhất và xuyên suốt từ TW đến địa phương. Tuy nhiên trong thực tế, cùng một khuôn khổ pháp lý chung và chính sách như nhau nhưng kết quả lại tùy thuộc vào sự vận dụng của mỗi địa phương. Địa phương nào dựa vào đường lối chung để đưa ra các quy định có tính thực tiễn, sáng tạo, thân thiện với doanh nghiệp thì môi trường đầu tư kinh doanh và kinh tế ở địa phương ấy được nâng lên một cách rõ rệt. Ngược lại, nơi nào “rập khuôn” hoặc thấy thể chế, chính sách chưa phù hợp nhưng vẫn chấp hành mà không linh hoạt trong cách xử lý hoặc chờ đợi sự thay đổi từ trên xuống thì môi trường đầu tư kinh doanh và kinh tế ở nơi ấy sẽ kém phát triển.
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện KT - XH khác. Tuy nhiên, nếu xét về tính tiên phong của lãnh đạo và mức độ thông thoáng, hợp lý của các thể chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư tại địa phương thì Đà Nẵng vẫn còn hạn chế so với các địa phương khác (như: Bình Dương, thành phố Hồ Chí
trường thu hút đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao hơn. Sau đây là một số gợi ý nhằm xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài tại địa phương:
+ Khi TW có chính sách mới, thành phố cần nhanh chóng có kế hoạch triển khai, thực hiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể tại địa phương để đảm bảo cơ chế, chính sách rõ ràng, thông thoáng.
+ Khi những văn bản pháp luật của TW ban hành thiếu rõ ràng, nếu chính quyền địa phương cứ vì thế mà trì hoãn dự án đầu tư, buộc các doanh nghiệp phải chờ đợi đến khi có văn bản hướng dẫn thi hành của cấp trên hoặc phải chuyển hồ sơ cho nhiều cơ quan để xin ý kiến, rất nhiều khả năng là nhà đầu tư sẽ từ bỏ dự án. Do đó, chính quyền thành phố phải linh hoạt, mềm dẻo trong việc xử lý vừa không “xé rào, vượt khung” vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại địa phương được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hiện hành của nhà nước cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
+ Lãnh đạo thành phố thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, hơn nữa là làm cho các cuộc đối thoại sôi nổi, triển khai được nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm để các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp nắm bắt tình hình thực hiện các thể chế, chính sách trong thực tế cũng như lắng nghe những ý kiến đề xuất. Từ đó, kịp thời có những bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi những quy định, thủ tục không phù hợp làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, gây khó khăn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm địnhcác dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các dự án đầu tư trước khi triển khai cần phải qua khâu phê duyệt, thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND thành phố (tùy vào quy mô dự án). Tuy nhiên, nếu quá trình phê duyệt, thẩm định kéo dài hoặc có sự sách nhiễu sẽ khiến các nhà đầu tư dễ nản lòng. Chính vì thế công tác phê duyệt, thẩm định cần được rút ngắn, thời gian phê duyệt, thẩm định tương thích với quy mô dự án, tất nhiên cần có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành để đảm bảo
dự án sẽ được phê duyệt, thẩm định một cách tốt nhất, vừa đúng về chuyên môn mà vẫn đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết để không tác động xấu đến môi trường và tạo nên sự phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề cải cách thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, tạo sự thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư:
- Quán triệt sâu rộng cho các cơ quan, đơn vị, Sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các nghị định của Chính phủ như Nghị định số 101/2006/NĐ-CP, Nghị định 108/2006/NĐ-CP nhằm tăng cường công tác thu hút và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong Xúc tiến đầu tư theo đề án “Cải cách thủ tục hành chính” của trung tâm Xúc tiến đầu tư đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt ngày 3/4/2002; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của TW cũng như của địa phương đã ban hành (về thuế, các vấn đề liên quan đến đất đai, giải toả, đền bù, giá thuê đất)
- Thường xuyên rà soát lại những văn bản đã ban hành của cả TW và thành phố về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư và quản lý các dự án đầu tư, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… để tránh những sai sót hoặc bị lỗi, thiếu tính cập nhật. Ngoài ra cần phải có sự kết hợp và thống nhất cao giữa các cơ quan nhà nước liên quan cùng làm việc và ra quyết định cho một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư và thu hút đầu tư, quản lý các doanh nghiệp FDI. Các thủ tục phải gọn, nhẹ, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật.
- Kiên quyết xử lý nghiêm các hành động tham nhũng, sách nhiễu gây khó khăn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
3.3.4. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
Đối với lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế, đồng thời cũng tăng tính hấp dẫn trong thu hút FDI. Với một đội ngũ công nhân lành nghề có kỹ thuật, các
Nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình công nghệ giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng lao động tại chỗ và thực hiện triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn.
- Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, thì kiến thức về luật và các kiến thức xã hội khác cũng cần được quan tâm bổ sung cho các công nhân, nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cả trong và ngoài khu công nghiệp. Để từ đó, lực lượng lao động trong những doanh nghiệp này có khả năng hiểu biết về chính công việc của họ cũng như có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
- Để có được nguồn nhân lực chất lượng thì cần tập trung đào tạo và hướng nghiệp ngay từ nhỏ, chính vì thế thành phố cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện nội dung chương trình học phù hợp với tâm lý học sinh. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy nghề, đặc biệt là những ngành nghề đang có thu hút lao động lớn tại thành phố như: công nghệ, may mặc, cơ khí, hàn tiện…Đẩy mạnh đào tạo nghề chất lượng cao để lực lượng lao động khi vào làm việc tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khỏi phải bỡ ngỡ.
Đổi mới và kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) quản lý công tác thu hút FDI và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Với vai trò là nhịp cầu nối giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương, CBCC là động lực thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương nhưng cũng có thể là rào cản làm nản lòng các nhà đầu tư. CBCC là động lực khi họ có trình độ nghiệp vụ vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và thái độ trọng thị đối với nhà đầu tư, ngược lại họ sẽ là rào cản khi năng lực còn hạn chế, thiếu tinh thần hợp tác lại có những biểu hiện tiêu cực khi xử lý công việc có liên quan đến nhà đầu tư. Do đó, đổi mới và kiện toàn đội ngũ CBCC là một yêu cầu tất yếu. Các biện pháp chủ yếu là:
- Hoàn thiện chế độ tuyển dụng công chức. Cơ chế thi tuyển phải đảm bảo tính dân chủ, công khai theo nguyên tắc: “vì việc mà tuyển người chứ không phải vì người mà vẽ ra việc”. Lựa chọn những người có chuyên môn cao, phẩm chất tốt. Bố trí công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và năng lực của mỗi người.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức chuyên môn, kĩ năng hành chính đáp ứng yêu cầu QLNN trong
xu thế hội nhập quốc tế. Hướng dẫn, bồi dưỡng tại chỗ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức trẻ dưới hình thức trao đổi, báo cáo, kèm cặp…
- Thực hiện các biện pháp giáo dục CBCC về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm với công việc và thái độ trọng thị đối với nhà đầu tư.
- Xây dựng cơ chế đánh giá CBCC một cách khoa học, hợp lý; cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh kết hợp với các chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền lương. Có như thế CBCC mới yên tâm công tác và dành tâm huyết cho công việc được giao.
- Thủ trưởng các cơ quan bên cạnh việc phân công, phân cấp mạnh mẽ cho cấp dưới nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới trong công việc thì cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công việc đã giao, để kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót cũng như có những động viên, khích lệ thỏa đáng đối với những kết quả tốt trong công việc.
3.3.5. Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để tiếp đón nhà đầu tư