Tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 31 - 33)

Bình Dương được chia tách từ tỉnh Sông Bé từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là một tỉnh đất hẹp, chỉ bằng 1/3 tỉnh Bình Phước, dân ít, kinh tế nông nghiệp và tiểu nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, những năm gần đây Bình Dương đã có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực phía Nam và của cả nước, với cơ cấu theo hướng công nghiệp 55%, dịch vụ 26% và nông nghiệp là 19%.

Một trong những yếu tố giúp Bình Dương phát triển kinh tế nhanh chóng là nhờ thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài để tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay Bình Dương đã sánh vai với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, Bình Dương đã quy hoạch 17 khu công nghiệp tập trung với diện tích hơn 6.200 ha, có hơn 1000 doanh nghiệp trong nước và 1.842 dự án đầu tư nước ngoài hoạt động với số vốn đầu tư là hơn 4000 tỷ đồng và 11,4 tỷ USD. Trong quý I/2009, tuy bị ảnh hưởng khó khăn bởi suy thoái kinh tế thế giới nhưng Bình Dương vẫn thu hút thêm 314,7 triệu USD vốn của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có 21 dự án đầu tư mới với tổng vốn 206,4 triệu USD.

Đạt được kết quả nêu trên là do tỉnh đã thuyết phục các nhà đầu tư bằng chính sách “Trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển đầu tư; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh và kiến nghị kịp thời lên TW giải quyết những ách tắc thuộc về cơ chế chung; hướng dẫn chi

kí kinh doanh một cách công khai, nhanh chóng và thuận lợi, tạo được sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Trong các hội nghị của tỉnh, và các Sở, ban, ngành những vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp đều tham khảo, lấy ý kiến của các loại hình doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, vừa tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp, của nhà nước cũng như của địa phương.

Để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn nữa, UBND tỉnh Bình Dương một mặt tạo các điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả; kiến nghị nhà nước khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng, ổn định cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; mặt khác giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà cho doanh nghiệp; đẩy nhanh thời gian xem xét cấp giấy phép đầu tư dưới 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của tỉnh và dưới 20 ngày đối với các dự án cần xin ý kiến của các Bộ, Ngành TW, các nhà đầu tư chỉ phải nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp phép đầu tư theo quy định của Chính phủ; quy định cho nhà đầu tư phải có trách nhiệm quan tâm chăm lo đời sống của công nhân lao động theo đúng quy định của pháp luật; tập trung đào tạo nghề, ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao động, đồng thời giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động xảy ra, xử lý nghiêm các trường hợp xúc phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người lao động. Bình Dương còn áp dụng mới về giá thuê đất nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong khu vực; thành lập trung tâm chuyển đổi ngoại tệ; khuyến khích đầu tư công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường; cho phép đầu tư các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng còn khoảng 80 - 90% so với chất lượng nguyên thuỷ, nhưng công nghệ thuộc thế hệ mới.

Bình Dương còn cải tiến thủ tục cấp giấy phép xây dựng và lập hồ sơ thuê đất; quy định thời gian để Sở Xây dựng và Sở Địa chính thực hiện xong thủ tục này tối đa là 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ (được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của các cơ quan này). Phòng Ngoại vụ trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh là đầu mối tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp visa cho người nước ngoài (không hạn chế số lượng)

đến làm việc tại Bình Dương với thời gian làm thủ tục là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ngoài ra tỉnh còn tập trung xây dựng nâng cao cơ sở hạ tầng như nâng cấp đường, mở rộng mạng lưới cung cấp điện, phát triển bưu chính viễn thông và hệ thống cấp nước sạch.

Đa số các ý kiến cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực thu hút FDI của tỉnh chính là do Bình Dương đã biết cách thu hút và sử dụng tốt nhân tài, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w