Thực trạng thu hút đầu tư mới và tăng vốn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 48 - 51)

h. Nền kinh tế phát triển năng động

2.2.1. Thực trạng thu hút đầu tư mới và tăng vốn

Nếu tính cả giai đoạn 1997 - 2007, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thu hút 104 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.567,35 triệu USD. Bình quân mỗi năm thu hút 09 dự án, chất lượng dự án đầu tư cũng nâng lên theo hướng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu. Số dự án được cấp phép mới liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trung bình là 39,59%/năm, cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (tốc độ tăng của cả nước trong giai đoạn này là 33,7%/năm).

Lũy kế vốn đầu tư thực hiện đến cuối năm 2007 đạt 715 triệu USD, đây mới là nguồn vốn thực sự của nhà đầu tư đưa vào thành phố. Các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng hoạt động có hiệu quả (Công ty TNHH BVL, Vijachip, D&N, Keyhinge Toys, Sinaran, Furama…) đã kích thích hoạt động đầu tư sôi động, có ý nghĩa tác động và quảng bá một cách mạnh mẽ cho thành phố Đà Nẵng và là tiền đề để thu hút đầu tư cho các năm sau.

Riêng tính năm 2008, có 27 dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư được cấp là 783,2 triệu USD, hai dự án tăng vốn với tổng đầu tư tăng thêm là 46,1 triệu USD (Công ty Mabuchi và Daiwa), nâng tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm lên 829,3 triệu USD, bằng với cùng kỳ năm 2007 về số dự án và tổng vốn đầu tư.

+ Lĩnh vực đầu tư: trong năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ có 17 dự án với tổng vốn đầu tư là 761.461.481 USD, chiếm 895 tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 10 dự án với tổng vốn đầu tư 87.800.000 USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng vốn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành trong 2008 luỹ kế đến 31/12/2008 với những dự án còn hiệu lực được thể hiện qua bảng sau:

TT Ngành Số DA Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn TH luỹ kế 2008 (USD)

1 Nông, lâm và thuỷ sản 7 12,610,000 12,610,000

2 Khai khoáng -

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 80 550,000,000 450,000,000 4 SX & phân phối điện, khí đốt, hơi

nước & điều hoà không khí - 5 Cung cấp nước, hoạt động quản lý

và xử lý nước, rác thải và nước thải -

6 Xây dựng -

7 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác -

8 Vận tải, kho bãi 2 8,000,000 4,000,000

9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 30 1,721,390,000 311,500,000 10 Thông tin và truyền thông -

11 Hoạt động TC, NH và bảo hiểm - 12 Hoạt động kinh doanh bất động sản - 13 Hoạt động chuyên môn, KH - CN - 14 Hoạt động HC và dịch vụ hỗ trợ -

15 Giáo dục và đào tạo 2 1,500,000 1,500,000

16 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1 500,000 500,000 17 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 86,000,000 25,000,000 18 Hoạt động dịch vụ khác 24 120,000,000 5,000,000 19 Hoạt động làm thuê trong HGĐ -

Tổng số 809,957,518

Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành năm 2008

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng)

+ Hình thức đầu tư các dự án tập trung vào hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh và hợp đồng kinh doanh, ít tập trung vào các hình thức như BOT, BT, BTO… Các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài năm 2008 là 22 dự án với vốn đăng ký là 783,9 triệu USD, chiếm 94,5% về vốn đăng ký; theo hình thức liên doanh với Việt Nam là 5 dự án, vốn đầu tư là 46,1 triệu USD chiếm 4,5% về vốn đăng ký.

+ Quy mô dự án: Các dự án đầu tư tuy tăng lên nhưng có những dự án có quy mô quá nhỏ. Có dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư về lĩnh vực giáo dục đào tạo nhưng vốn đầu tư quá ít (dự án Công ty Đào tạo Thống Nhất với vốn 9.230 USD), một vài dự án về dịch vụ được tham mưu UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư thấp 6.250 - 50.000 USD (Công ty Toàn Cầu vốn điều lệ là 15.000 USD, Công ty Cổ phần Dịch vụ hỗ trợ dự án VNPS vốn 10.000 USD, Công ty Becker vốn 50.000 USD), với mức vốn bình quân này còng thấp hơn vốn điều lệ của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên các dự án về bất động sản của Kreves với vốn là 200 triệu USD, GVD vốn 300 triệu USD… đã kéo theo vốn chia bình quân là 37 triệu/ 1 dự án.

+ Đối tác đầu tư riêng năm 2008 Bắc Mỹ tiếp tục đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (03 dự án với tổng vốn đầu tư là 517 triệu USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký. Các đối tác tiếp theo xếp theo thứ tự là: Hàn Quốc (1 dự án 200 triệu USD) chiếm 24,6%; Nhật Bản (4 dự án với 40 triệu USD) chiếm 4,9%; Châu Âu (4 dự án với 30,7 triệu USD) chiếm 3,7%, sau đó là Đài Loan, Malaysia, Úc… TT Đối tác Số DA Tổng VĐT ĐK Vốn TH LK (2008) 1 Nhật Bản 31 160,000,000 130,557,518 2 Bắc Mỹ 24 1,429,000,000 402,400,000 3 Hàn Quốc 20 600,000,000 135,000,000 4 Đài Loan 19 116,000,000 67,000,000 5 Malaysia 8 40,000,000 29,000,000 6 Hong Kong 6 45,000,000 25,000,000 7 Pháp 6 40,000,000 21,000,000 8 Khác (Úc, Đức, Singapore, TháiLan, Bungary, Rumani...) 33 70,000,000 30,000,000

Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác 2008

(Nguồn:Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng)

Bảng 7 thể hiện các đối tác đầu tư vào thành phố Đà Nẵng 2008 luỹ kế đến 31/12/2008 với những dự án còn hiệu lực.

Biểu 1: Biểu đồ thể hiện đầu tư trực tiếp phân theo đối tác năm 2008

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w