Kết hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất để chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp, kịp thời phát hiện các sai phạm để có

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 92 - 96)

b. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật theo hướng hiện đạ

3.3.8.Kết hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất để chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp, kịp thời phát hiện các sai phạm để có

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp, kịp thời phát hiện các sai phạm để có những phương hướng khắc phục

Làm tốt công tác phân công, phân nhiệm đối với các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các chủ đầu tư trên cơ sở có sự phối hợp các hình thức kiểm tra. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động kiểm tra phải tuân thủ những quy định của nhà nước Việt Nam và tránh gây phiền hà cho các chủ đầu tư nước ngoài.

Triển khai việc thực hiện kiểm toán ở tất cả dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh. Thông qua hoạt động kiểm toán, các cơ quan quản lý sẽ nắm chắc hơn kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.

Chấm dứt tình trạng chạy theo số lượng hoặc tự tiện điều chỉnh những khoản đã cam kết trong giấy phép đầu tư mà không có sự bàn bạc, nhất trí của các bên liên doanh. Kiểm tra kỹ luận chứng có căn cứ chắc về hàng hoá xuất khẩu và thu ngoại tệ, tránh tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địa lên quá mức quy định.

Có biện pháp khắc phục tình trạng du nhập công nghệ lạc hậu như hiện nay, để tránh việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời khi tiếp nhận công nghệ mới chúng ta có những cơ hội mới để tiếp cận công nghệ, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động.

Việc bảo vệ môi trường cũng nằm trong phương hướng phát triển chung của Đà Nẵng, là thành phố môi trường, luôn xanh - sạch - đẹp. Đây là vấn đề phức tạp, phải tốn nhiều thời gian, công sức và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp mới thực hiện được.

Thực tế trong thời gian qua, công tác QLNN về đầu tư nước ngoài tại địa phương mới tập trung vào khâu cấp phép đầu tư mà chưa chặt chẽ trong khâu quản lý sau cấp phép, nhất là khâu kiểm tra, giám sát các nhà đầu tư chấp hành các cam kết trong giấy phép cũng như các quy định khác của pháp luật về thuế, sử dụng và quản lý lao động, bảo vệ môi trường... Do vậy, khi số dự án được cấp giấy phép tăng lên nhanh chóng, các vấn đề phát sinh ngày càng nhiều, đã xảy ra tình trạng lúng túng, vừa buông lỏng quản lý vừa chồng chéo, lộn xộn. Để khắc phục tình trạng này, cần tập trung những nội dung chủ yếu sau:

Một là, xây dựng chế độ kiểm tra rõ ràng, minh bạch, công khai. Có như thế mới xóa bỏ được tình trạng tùy tiện trong kiểm tra, xử lý cũng như coi công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước là “cái cớ” để gây khó dễ cho nhà đầu tư; tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện các sai phạm và chấn chỉnh để mọi việc thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp FDI được tốt hơn.

Hai là, thực hiện nghiêm túc và triệt để công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án sau cấp phép, khi cần có thể điều chỉnh ngay các quy định, thủ tục bất hợp lý, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư (về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng…) cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh, những vi phạm, khắc phục tình trạng “giữ chỗ” có thể có của một số nhà đầu tư không có khả năng thực hiện dự án trên thực tế. Cụ thể là:

+ Đối với các dự án được cấp phép đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư; dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác. Trong trường hợp thấy dự án vẫn có khả năng thực hiện, cơ quan QLNN về đầu tư tại địa phương nên tập trung xử lý sớm những vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án.

+ Đối với các dự án có triển khai nhưng chỉ đầu tư một số hạng mục nhỏ, các hạng mục chính không có khả năng đầu tư do có liên quan đến vấn đề về vốn đầu tư thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cần yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng đệ trình được phương án khả thi để triển khai dự án theo nội dung giấy phép: hoặc là chuyển nhượng vốn cho một chủ đầu tư mới hoặc là tìm kiếm được các nhà đầu tư mới tham gia góp vốn. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu dự án vẫn không có tiến triển thì đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét phương án chấm dứt hoạt động của dự án trước thời hạn, hoặc thu hồi toàn bộ diện tích đất tương xứng chưa sử dụng.

Ngoài ra còn cần có một số giải pháp khác như:

- Nâng cao chất lượng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: đa dạng hoá loại hình khu công nghiệp và định hình phân chia chức năng khu công nghiệp để hướng vào các loại hình đầu tư khác nhau; khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng các khu chung cư, nhà chung cư cho công nhân trong các khu công nghiệp nhằm giải quyết tình trạng thiếu chỗ ở của công nhân như hiện nay, tạo thuận lợi cho công nhân an tâm làm việc.

- Thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữa đầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ khác. Nguồn viện trợ ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ công tác thu hút FDI. Đây là một cách làm rất có hiệu quả, các nguồn ODA và các nguồn vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn mà thành phố được quyền sử dụng vào các mục đích cụ thể, trong khi nguồn vốn từ ngân có hạn, thành phố cần quyết định cơ sở hạ tầng nào phải được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra.

- Chính sách khuyến khích thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác của thành phố. Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng và có vai trò lớn trong tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tiếp tục triển khai và phát huy Quyết định 124/2004/QĐ-UB của UBND thành phố Đà Nẵng về ban hành quy chế khen thưởng danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu

biểu” và “Giám đốc doanh nghiệp tiêu biểu” thành phố Đà Nẵng để từ đó khuyến khích tinh thần của các nhà quản lý các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác.

Nguồn vốn FDI đã bổ sung một phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Vì vậy cần liên kết đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh năng lực trong nước đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, từ đó tạo động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tiểu kết chương 3

Từ tình hình kinh doanh, thực trạng QLNN về thu hút FDI và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như những thành tựu đạt được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó thì chương III đã nêu lên được các xu hướng đầu tư trực tiếp vào Châu Á và dự báo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Đà Nẵng, bên cạnh đó còn nêu lên môi trường phát triển, nêu ra các quan điểm, mục tiêu phát triển KT - XH của thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra các định hướng về đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phù hợp với tình hình phát triển của thành phố trong tương lai.

Chương III cũng đã trình bày được các giải pháp để nâng cao hiệu lực hiệu quả QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp đó bao quanh các vấn đề như: quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, chuẩn bị sẵn quỹ đất để thu hút đầu tư hiệu quả, không làm nản lòng các nhà đầu tư; xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách theo hướng kích cầu đầu tư cởi mở, thông thoáng; cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để tiếp đón nhà đầu tư; tập trung nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư; tổ chức bộ máy QLNN

về đầu tư theo hướng đơn giản, hiệu quả; Kết hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất để chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp, kịp thời phát hiện các sai phạm để có những phương hướng khắc phục.

Các giải pháp trên muốn thực hiện được cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư thích đáng và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 92 - 96)