Khai thác những nhƣợc điểm trong một lập luận
XUYÊN TẠC QUAN ĐIỂM CỦA NGƢỜI ĐỐI LẬP
Để công kích lập luận của đối thủ, đôi khi chúng ta trình bày lại lập luận đó một cách hiệu quả hơn bằng cách biến đổi nó phù hợp với mục đích phản biện của mình. Chúng ta vạch ra những yếu điểm của nó rồi sau đó khai thác chúng. Đôi khi ngƣời khác lại
61
trình bày và công kích chính những lập luận của chúng ta bằng cách này. Tất cả những điều này nhằm vào việc nâng cao tính thuyết phục, cơ sở của lập luận. Khi bóp méo những lập luận bằng cách khai thác những điểm yếu của nó là chúng ta muốn ám chỉ đến một lập luận có tính “xuyên tạc” (straw man). Thuật ngữ này có nghĩa là thay vì bàn về luận điểm thật của một lập luận (với tất cả tính chất và sức thuyết phục của nó), thì chúng ta lại bàn về một phiên bản khác mang tính nông cạn của lập luận này (không thể hiện tính chất và sức mạnh thuyết phục chính trong lập luận). Phiên bản bị bóp méo này lại bị công kích nhƣ phiên bản thực đã bị công kích.
Sau đây là ví dụ:
Thêu dệt sự xuyên tạc
Ngƣời đi xe đạp trong thành phố ngày càng không chịu nổi nhiều loại phƣơng tiện giao thông khác trong thành phố. Trong chiến dịch vận động mở thêm tuyến đi cho xe đạp trong thành phố, họ tận dụng mọi cơ hội để công kích ngƣời đi xe ô tô riêng. Họ cho rằng xe hơi là nguyên nhân sâu xa của các bệnh liên quan đến đƣờng hô hấp, và là nguyên nhân của nhiều vấn đề đô thị khác nữa, kể cả tội phạm. Tuy nhiên, họ lại lờ đi tất cả những đóng góp tích cực mà xe hơi mang lại cho cuộc sống hiện đại. Xe hơi đã làm cho ngƣời ta thoải mái hơn nhƣ đi chơi cả gia đình, thăm bạn bè và họ hàng, hay đi mua sắm dễ dàng hơn. Vì thế, chừng nào những ngƣời vận động cho xe đạp sẵn sàng tiếp cận vấn đề giao thông đô thị một cách hợp lý hơn thì yêu cầu về việc mở thêm tuyến đi cho xe đạp mới bị bác bỏ.
Xuyên tạc trong lập luận này khá dễ nhận ra. Cuộc vận động cho xe đạp trong đô thị đƣợc mô tả là chiến dịch vận động mở thêm tuyến đi cho xe đạp trong thành phố. Nếu chúng ta chấp nhận điều này là đúng thì chúng ta sẽ kỳ vọng vào việc đi tìm lý lẽ ngƣợc lại việc mở thêm các tuyến đi cho xe đạp, dẫn đến kết luận (“yêu cầu của cuộc vận động dành cho xe đạp… sẽ bị bác bỏ”). Tuy nhiên, không có một lập luận nhƣ thế. Tất cả chúng ta đều nhận thấy đó là một hình thức công kích vào luận điểm đƣợc gán cho cuộc vận động dành cho xe đạp: “Họ cho rằng xe hơi là nguyên nhân … họ lại lờ đi tất cả những đóng góp tích cực …”. Luận điểm này đƣợc mô tả là luận
62
điểm phi lý (một sự phi lý dễ bảo vệ), nhƣng sự hợp lý (hay ngƣợc lại) của vấn đề tuyến đi của xe đạp không đƣợc xem xét đến. Bằng cách này, cuộc vận động dành cho xe đạp bị công kích bằng cách sử dụng lối bóp méo, xuyên tạc.
Có thể bạn nghĩ rằng, loại lập luận xuyên tạc rất giống với loại công kích ngƣời tranh luận chứ không phải là công kích phƣơng pháp lập luận. Mặc dù có một sự tƣơng đồng do lập luận thật không đƣợc bàn đến, nhƣng phƣơng pháp lập luận thì lại khác.
Ngộ nhận (hai sai thành một đúng)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với cách lập luận này vì đó là loại lập luận mà ngay cả trẻ em cũng có xu hƣớng sử dụng:
Thật là khổ, tôi gặp rắc rối vì quên mang sách. Trong lớp tôi cũng có nhiều bạn quên mang sách.
Trong lập luận này, lý do nêu ra để dẫn đến kết luận cho rằng “thật là khổ…”, “nhiều bạn khác” cũng khổ nhƣ thế. Nhƣ bạn thấy, mặc dù lập luận này đƣa ra một hình thức công bằng đơn giản, nhƣng nó vẫn không có sức thuyết phục. Tuy nhiên, nó cảnh báo những ngƣời có nhận thức tốt hơn thì lại có xu hƣớng sử dụng nó thƣờng xuyên hơn:
Thủ lĩnh phe Đối lập hầu nhƣ không tố cáo việc Chính phủ bóp méo sự thật. Ông ta không nói thật việc ông ta sẽ ủng hộ mọi biện pháp chống tội phạm. Trong loại lập luận quá quen thuộc này, việc tố cáo không đúng sự thật thực ra không đƣợc bàn đến. Thay vào đó lại tố cáo ngƣợc lại. Là ngƣời có tƣ duy phản biện, lập luận này không thuyết phục đƣợc chúng ta, bởi vì, mặc dù Thủ lĩnh phe Đối lập không nói thật về tình hình lúc đầu, nhƣng sự thật này không cho phép ngƣời tranh luận kết luận rằng Chính phủ sẽ không bị tố cáo về tội nói dối.
Bạn có thể thấy lý do tại sao loại lập luận này đôi khi cũng ám chỉ đến loại lập luận “anh cũng thế” – “you too” (cụm từ này xuất phát từ tiếng Latin, tu quoque, có nghĩa là lý lẽ của đối thủ là vô giá trị bởi đối thủ đã không làm theo chính lời khuyên của mình. Hay chúng ta cố gắng chứng minh những điều chúng ta đang làm bằng cách
63
chỉ ra rằng đối thủ của chúng ta và những ngƣời khác cũng đều làm nhƣ vậy.). Đây không phải là những lập luận đúng vì lý do nêu ra không có tính xác đáng cũng không có tính đầy đủ. Hãy coi chừng loại lập luận này, nó rất khó chịu với ngay cả ngƣời sử dụng và ngƣời không muốn sử dụng.
Kêu gọi tính nhất quán
Tuy nhiên, đôi khi bạn găp những lập luận có vẻ nhƣ loại lập luận “anh cũng thế” nhƣng lại có sức thuyết phục nhất định nào đó. Hãy xét ví dụ sau:
Những nƣớc công nghiệp hóa thƣờng xuyên phàn nàn những nƣớc có rừng nhiệt đới về việc diện tích rừng luôn bị thu hẹp lại. Họ cho rằng, khí hậu trên thế giới sẽ xấu đi nghiêm trọng nếu nhƣ cứ tiếp tục phá rừng nhiệt đới. Họ lập luận, việc bảo vệ môi trƣờng của thế giới là vấn đề quan trọng nhất hiện nay mà con ngƣời đang phải đối đầu. Tuy nhiên, những nƣớc có rừng nhiệt đới lại cho rằng những nƣớc công nghiệp phải chịu trách nhiệm nhiều hơn vì họ đã khai thác cạn kiệt những tài nguyên hiếm và làm tổn hại đến môi trƣờng. Vì thế, những nƣớc công nghiệp giàu có phải chấm dứt nạn phá rừng nhiệt đới và xem lại hành vi của mình.
Kiểm tra tính xác đáng
Trong lập luận này, bạn sẽ phát hiện ra lời tố cáo ngƣợc lại ở câu thứ tƣ. Nó có một tính chất “anh cũng thế” rõ ràng. Tuy nhiên có phải lời tố cáo ngƣợc lại này không xác đáng? Trong ví dụ nói về nhà chính trị ở trên, tính không xác đáng của lời tố cáo ngƣợc lại đó hoàn toàn không bàn đến lời tố cáo về nói dối. Rất đơn giản, mặc dù Thủ lĩnh của phe Đối lập đã nói dối trong quá khứ, nhƣng dựa vào nội dung này vẫn không trả lời đƣợc sự tố cáo đó. Tuy nhiên, trong lập luận về rừng nhiệt đới thì lời tố cáo ngƣợc lại có tính xác đáng. Nếu nội dung chính trong lời phàn nàn của các nƣớc công nghiệp có liên quan đến vấn đề môi trƣờng, thì bằng chứng cho thấy rằng họ không nhất quán trong việc tiếp cận với những vấn đề môi trƣờng có tính xác đáng. Nói cách khác, lời tố cáo mang tính chất “anh cũng thế” là cách trả lời xác đáng với lời tố cáo ban đầu, bộc lộ thái độ giả hình.
64
Ví dụ này cho chúng ta thấy, trong lập luận có một chỗ đòi hỏi sự nhất quán. Trong ví dụ về rừng nhiệt đới, luận điểm đƣợc đặt ra “việc bảo vệ môi trƣờng trên thế giới là vấn đề quan trọng nhất hiện nay mà con ngƣời đang phải đối đầu”, ở đây lập luận chống lại các nƣớc công nghiệp là quyền phàn nàn về nạn phá rừng nhiệt đới phải đƣợc xem xét. (Trong ví dụ trên liệu Thủ lĩnh của phe Đối lập có thể tố cáo Chính phủ nói dối hay không, lập luận này sẽ xứng đáng nếu trƣớc đó là một lập luận chứa đựng tính nhất quán. Nói cách khác, nếu Thủ lĩnh của phe Đối lập đƣa ra một luận đề chƣa có nhà chính trị nào đã từng nói dối, thì vị Thủ lĩnh của phe Đối lập đúng là ngƣời nói dối.)