Đi sâu hơn vào những lập luận
SỬ DỤNG PHÉP LOẠI SUY
Đôi khi chúng ta bắt gặp một lập luận (hoặc chính chúng ta đƣa ra lập luận) mà trong đó bộ phận lý do dựa trên cơ sở giả định rằng tình huống này hoàn toàn giống với một tình huống khác giúp chúng ta rút ra kết luận có sức thuyết phục tƣơng đồng. Ví dụ sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này:
Những ngƣời đƣợc gọi là “chuyên gia” trong lĩnh vực trẻ em thƣờng thúc bách các bậc phụ huynh cho phép con mình có quyền tự do càng nhiều càng tốt để khám phá “môi trƣờng” của chúng. Các chuyên gia lập luận rằng, xét về mặt tự nhiên, trẻ em thƣờng hay thích tìm hiểu về thế giới và vì thế không nên ngăn cản chúng khám phá những điều trong thế giới này, mặc dù đôi lúc gây ra những bất tiện cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, thử nghĩ mà xem, vấn đề này giống các loài động vật ở chỗ nào – xét về mặt tự nhiên chúng cũng hiếu kỳ - chúng cũng có quyền tự do khám phá “môi trƣờng” của mình mà không có sự kiểm soát nào. Quả là lộn xộn. Vì thế, chúng ta không nên chú ý nhiều đến quan điểm của các chuyên gia.
Trong ví dụ này, ngƣời nói lập luận ngƣợc lại với các “chuyên gia” dựa trên cơ sở cho rằng, nếu nhƣ quan điểm về trẻ em của các chuyên gia cũng đƣợc áp dụng cho các loài động vật, thì “quả là lộn xộn”. Tuy nhiên, ngƣời nói giả sử rằng, sự khám phá của trẻ em và động vật hoàn toàn giống nhau, điều đó cho thấy lập luận của các “chuyên gia” sẽ bị bác bỏ. Ngƣời nói không lập luận tại sao hai trƣờng hợp giữa trẻ em và động vật lại đƣơc xem là tƣơng đồng hoàn toàn để rút ra kết luận: sự tƣơng đồng đƣợc giả định trong cả hai trƣờng hợp có nghĩa là nó không đƣợc lâp luận để nhằm rút ra kết luận mà chỉ nhằm xây dựng bộ phận của lý do mà thôi.
Tìm hiểu tính tƣơng đồng và khác biệt
47
chúng ta hay của ngƣời khác), chúng ta cần xem xét nó trên cả hai phƣơng diện tƣơng đồng và khác biệt giữa hai vật đƣợc so sánh. Nếu sự tƣơng đồng mạnh hơn sự khác biệt, thì phép loại suy là một suy luận đúng; còn nếu sự khác biệt chiếm ƣu thế hơn, thì phép loại suy là một suy luận không thuyết phục. Phép loại suy có sức thuyết phục mạnh sẽ góp phần hỗ trợ đúng cho kết luận; ngƣợc lại phép loại suy không có sức thuyết phục mạnh sẽ không góp phần hỗ trợ đúng cho kết luận. Nhƣng cần nhấn mạnh rằng, cho dù phép loại suy có đúng đi chăng nữa thì cũng không bao giờ có thể kết luận chắc chắn hoàn toàn đƣợc. Trƣớc khi tìm hiểu tiếp, bây giờ hãy phát huy cách xem xét độc lập về phép loại suy giữa hai trƣờng hợp trẻ em và động vật đƣợc sử dụng ở ví dụ trên và cho biết, phép loại suy có tác dụng gì?
Sau đây là một lập luận khác có sử dụng phép loại suy:
Các loại thức uống có cồn có xu hƣớng gia tăng rất nhiều – nhƣ nƣớc chanh có cồn – chúng đƣợc làm chỉ nhằm là thức uống giải trí. Loại thức uống này đƣợc quảng cáo là thức uống dành cho những ngƣời trẻ nhằm tăng thêm niềm vui chứ không phải để say sƣa. Những nhân viên bán hàng và tiếp thị chắc là trƣớc đây bị kiểm soát chặt chẽ hơn bây giờ. Chúng ta sẽ không dung thứ cho những cuộc vận động của các công ty thuốc lá quảng cáo nhắm vào giới thanh niên bằng những điếu thuốc có hƣơng vị sô-cô-la.
Trong ví dụ này, kết luận cho rằng “những nhân viên bán hàng và tiếp thị các loại thức uống giải trí này chắc là trƣớc đây bị kiểm soát chặt chẽ hơn bây giờ” đƣợc rút ra từ một lý do duy nhất. Điều này có nghĩa là chúng ta không dung thứ cho bất kỳ hành động nào giống nhƣ hành động của các công ty thuốc lá. Tất nhiên, từ “giống nhƣ” ở đây là một từ mang tính quyết định. Phép loại suy đƣợc rút ra giữa loại thức uống “giải trí” nhƣ nƣớc chanh có cồn (đang bán trên thị trƣờng) và những điếu thuốc có hƣơng vị sô-cô-la (chƣa đƣợc bán trên thị trƣờng). Nhƣ bạn thấy, lập luận này phụ thuộc vào sức mạnh của phép loại suy này, tức là, nếu phép loại suy này không đúng thì lập luận này cũng không đúng.
Kiểm tra các phép loại suy để tìm tính đầy đủ và xác đáng
48
và xác đáng của lý do. Có phải khi đánh giá các phép loại suy thì chúng ta thực hiện giống nhau hay không?
Đúng vậy. trong quá trình đánh giá bất kỳ phép loại suy nào chúng ta cũng phải tìm hiểu tính đầy đủ và xác đáng giống nhƣ khi chúng ta tìm hiểu những tính chất này trong bất kỳ loại lý do nào khác.
Nếu chúng ta kiểm tra tính xác đáng trƣớc, thì phép loại suy ở ví dụ trên thể hiện tính xác đáng ở chỗ nào? Ví dụ này sử dụng một tình huống trong đó chúng ta lên án lối giải thích sản phẩm mang tính “giải trí” mà thực tế chúng ta lại muốn giới trẻ không nên sử dụng sản phẩm này. Ví dụ này còn dùng một tình huống mà trong đó sản phẩm “thực” đang đƣợc ngụy trang.
Vậy bằng cách nào mới có tính đầy đủ? Vấn đề nằm ở chỗ là sức mạnh của phép loại suy xuất phát từ tính nhất quán, tức là, nếu bạn không chấp nhận tình huống này, thì bạn cũng không nên chấp nhận tình huống khác, tình huống giống với nó. Tuy nhiên, những điếu thuốc có hƣơng vị sô-cô-la thực tế chƣa có, tức là, tính nhất quán phụ thuộc vào mẫu thức tƣởng tƣợng. Nói cách khác, sự đầy đủ của phép loại suy sẽ yếu hơn việc đƣa ra mẫu thức có thực. Tuy nhiên, phép loại suy làm sáng tỏ điều gì? Nó đặt ra cho chúng ta ý niệm về loại thức uống mang tính “giải trí” này bằng cách trình bày cho chúng ta thấy một viễn cảnh mặc dù chỉ là tƣởng tƣợng nhƣng vẫn chứa đựng đƣợc bản chất của vấn đề. Nhƣ vậy, đây chính là sức mạnh của phép loại suy.
Khi dùng phép loại suy trong một lập luận, ngƣời ta phải giả định rằng hai tình huống đƣa ra giống nhau một cách đầy đủ một là để rút ra kết luận thể hiện sức mạnh thuyết phục của phép loại suy, hai là để sử dụng nó cùng với việc nêu lý do khác sẽ hỗ trợ cho việc rút ra kết luận. Nhiệm vụ của bạn sẽ là, vừa đánh giá những lập luận của ngƣời khác vừa đƣa ra đƣợc cái riêng của mình để đánh giá những phép loại suy theo mức độ của sự tƣơng đồng giữa hai tình huống.
BÀI TẬP
1. Hãy chọn bất kỳ lập luận nào mà bạn đồng quan điểm và nêu những giả định trong đó. Bạn có chấp nhận tất cả những giả định này không?
49
tƣơng đƣơng với cách nói việc quảng cáo thức ăn cho những vật nuôi trong gia đình cũng đã kích thích ngƣời ta mua những vật nuôi này”. Phép loại suy này hiệu quả đến mức nào?
50
CHƢƠNG 4