PHÂN BIỆT CÂU LÝ DO VỚI NHỮNG CÂU KHÁC

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 27)

Trong những ví dụ mà chúng ta đã xem ở những phần trƣớc, lập luận gồm việc nêu lý do và đƣa ra một kết luận. Bạn không cần phải đi tìm những vấn đề khác. Tuy nhiên, trong thực tế, lập luận thƣờng sẽ không đƣợc trình bày một cách gọn gàng nhƣ thế. Có lẽ bây giờ bạn phải xem qua các loại câu khác để tìm hiểu sâu hơn một lập luận. Hãy xem ví dụ sau:

Phòng trƣng bày của các ga ra ô tô có nhiều sự mời chào mua xe hơi. Những lời mời chào này bao gồm tín dụng phi lãi suất, những giao dịch đổi xe cũ lấy xe mới rất ƣu đãi và nhiều khoản miễn phí khác. Các nhà sản xuất cạnh tranh nhau để bán nhanh cho chúng ta những cỗ máy mơ ƣớc hợp thời nhất. Tuy nhiên xe có an toàn không? Có nhiều tiêu chuẩn an toàn đã đƣợc ban hành, và thực tế cho thấy, nếu nhƣ xe có đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn này thì những ngƣời lái xe không những không bị tai nạn mà còn ngăn ngừa đƣợc những tai nạn có thể xảy ra. Chúng ta nên yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi tập trung vào vấn đề an toàn để ngăn ngừa những tai nạn có thể.

Trong ví dụ này, mãi đến nửa sau của đoạn văn thì lập luận mới bắt đầu hoạt động. Ba câu đầu chỉ mô tả lập luận để rút ra kết luận rằng chúng ta nên yêu cầu các nhà sản xuất sản xuất xe an toàn hơn. Thông tin về những lời mời chào đặc biệt ở câu đầu cung cấp cơ sở cho lập luận nhƣng vẫn không phải là yếu tố quyết định của lập luận.

28

Phản hồi thích hợp

Tại sao việc phân biệt câu lý do với những câu khác lại có tầm quan trọng như thế?

Tầm quan trọng trong việc phân biệt câu lý do với những câu khác nhƣ những minh họa và thông tin cơ sở ở ví dụ trên phụ thuộc vào khả năng phản hồi thích hợp với các lập luận của bạn. Ví dụ, đứng trƣớc đoạn văn trên về vấn đề an toàn xe hơi, có phản hồi nhƣ “tuy nhiên, nhiều lái xe lại bị hấp dẫn bởi những giao dịch đổi cũ lấy mới”, chú trọng vào sự hấp dẫn đó mà lại bỏ qua giá trị của vấn đề. Đó chỉ là phản hồi về một phần nhỏ trong thông tin cơ sở chứ không phải là phản hồi của bản thân lập luận.

Bài tập sau đây yêu cầu bạn phân biệt lập luận với loại câu khác đi kèm.

Bài tập

Hãy nhận dạng phần nào trong mỗi đoạn văn sau đây là lập luận:

(1) Trong một thùng rác loại trung bình, bạn sẽ thấy nhiều nguồn chất liệu có giá trị khác nhau nhƣ kim loại, giấy, thủy tinh. Phần lớn những vật này đều có thể đƣợc tái sinh một cách rất kinh tế. Nên khuyến khích mọi ngƣời sử dụng những vật phẩm tái sinh ngay tại địa phƣơng thay vì phải vất bỏ đi những thứ nhƣ chai, lon, giấy. Mặc dù các nhà sản xuất đã quan tâm rất nhiều đến việc sản xuất bao bì để sử dụng nhƣng họ lại thƣờng không quan tâm đến việc điều gì sẽ xảy ra khi vòng đời của các loại bao bì này kết thúc. Bao bì có sức hấp dẫn khi nằm trên kệ trong siêu thị nhƣng khi nó bay ngang qua vỉa hè hay vất vƣơng vãi trên ghế ngồi thì lại khác.

(2) Hầu nhƣ nƣớc nào cũng có xổ số quốc gia. Chƣơng trình Xổ số Quốc gia của Vƣơng quốc Anh đƣợc đƣa ra năm 1994 và mức độ tham gia ngày càng cao hơn nhiều so với dự báo. Một trong những đặc điểm gây lo lắng của chƣơng trình Xổ số Quốc gia là, sau khi đƣợc phát hành, ở Vƣơng quốc Anh lƣợng tiền chi cho vấn đề cờ bạc ngày càng gia tăng. Chắc là chƣơng trình Xổ số đã kích thích ngƣời ta nghĩ đến việc cờ bạc nhƣ một giải pháp cho vấn đề tài chánh của mình. Tuy nhiên, kết quả là những ngƣời thắng đậm trong cá cƣợc bóng đá hay trúng số lớn đều không nhất thiết phải cảm nhận đó là hạnh phúc.

29

Trả lời

(1) Ba câu đầu tiên cung cấp dữ kiện cho lập luận. Có thể rút gọn nhƣ sau:

Nguồn chất liệu có giá trị bị vất đi. Nhiều thứ trong số này có thể đƣợc tái sinh một cách rất kinh tế. Vì thế, nên khuyến khích mọi ngƣời sử dụng những vật phẩm tái sinh.

Phần còn lại của đoạn văn này đƣa ra lời phê bình về việc sản xuất bao bì để sử dụng. Mặc dù câu cuối cùng có vẻ nhƣ đƣa ra một lý do xác đáng cho kết luận, nhƣng lập luận lại liên quan đến những nguồn chất liệu có giá trị đƣợc tái sinh một cách rất kinh tế. Nhƣ vậy thì, câu cuối cùng đƣợc nối với lập luận tái sinh một cách rất giới hạn (có thể dễ dàng liên kết lập luận với vấn đề biết cách vất bỏ chất thải sao cho hiệu quả).

(2) Lập luận này gồm câu thứ ba và câu thứ tƣ. Đây là một lập luận khá đơn giản (không nhất thiết phải là một lập luận hay cho lắm): sau khi đƣa ra chƣơng trình Xổ số Quốc gia, lƣợng tiền chi cho vấn đề cờ bạc ngày càng gia tăng. Nhƣ thế, chƣơng trình Xổ số đã kích thích ngƣời ta nghĩ đến việc cờ bạc nhƣ một giải pháp cho vấn đề tài chánh của mình. Chất liệu xung quanh lập luận này không phải là thông tin cơ sở (những nƣớc khác và ngày đƣa ra chƣơng trình Xổ số Quốc gia) và khẳng định rằng ăn đƣợc tiền vẫn không đảm bảo đƣợc hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 27)