CÔNG KÍCH NGƢỜI TRANH LUẬN CHỨ KHÔNG PHẢI LẬP LUẬN

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 57)

Khai thác những nhƣợc điểm trong một lập luận

CÔNG KÍCH NGƢỜI TRANH LUẬN CHỨ KHÔNG PHẢI LẬP LUẬN

Trong loại lập luận này, lập luận đối lập bị bác bỏ không phải bởi những lý do đã vạch ra đƣợc những điểm yếu trong đó, mà là do cách công kích vào những ngƣời đƣa ra lập luận. Sau đây là ví dụ:

Có một số ngƣời chủ trƣơng cho rằng, cần phải đối xử với các tù nhân nghiêm khắc hơn. Họ cho rằng tù nhân không nên đƣợc hƣởng các tiện nghi của một cuộc sống hiện đại nhƣ tivi và radio. Nếu thực hiện những điều kiện nghiêm khắc nhƣ thế, họ lập luận, thì sẽ có ít ngƣời phạm tội hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến của những ngƣời trốn đóng thuế thu nhập hoặc của những ngƣời không nghĩ gì về việc lái xe sau khi nhậu nhẹt say sƣa. Vì thế, chúng ta nên đảm bảo rằng nhà tù không phải là nơi trừng phạt nghiêm khắc.

Trong lập luận này, kết luận đƣợc đặt trên nhiều cơ sở chứ không phải chỉ là nội dung của câu thứ tƣ. Những ngƣời lập luận đòi đƣa ra sự nghiêm khắc hơn ở các nhà tù đã bị công kích, và ngƣời ta dùng cách công kích này để loại bỏ lập luận của họ. Nhƣ bạn thấy, lập luận của họ không gây xúc động, ngƣời nói đã không đƣa ra cho chúng ta những lý do (có liên quan) tại sao chúng ta cần kết luận rằng chúng ta nên đảm bảo nhà tù không phải là nơi trừng phạt nghiêm khắc. Mặc dù rõ ràng trên thực tế, những ngƣời đƣa ra đề nghị sử dụng những điều kiện nghiêm khắc đó lại rất vui vẻ trốn đóng thuế thu nhập hoặc chỉ là những gã tài xế hay say sƣa, tuy nhiên không thể dùng những tính chất này để bác bỏ lập luận cho rằng nhờ có những điều kiện nghiêm khắc hơn trong nhà tù mà làm giảm đƣợc tỷ lệ phạm tội.

Đôi khi bạn nhận thấy loại lập luận này muốn ám chỉ đến lập luận công kích cá

nhân (ad hominem argument), trong tiếng Latin từ này có nghĩa là “lý lẽ đối với con ngƣời", hay "chống lại con ngƣời", một hình thức nhấn mạnh sự công kích ra khỏi vấn đề tranh luận và hƣớng tới ngƣời đang tranh luận. Mặc dù những công kích riêng tƣ

58

nhƣ thế thƣờng không có tính xác đáng lắm trong một lập luận, nhƣng có thể lại có những trƣờng hợp có tính xác đáng.

Những công kích xác đáng đối với ngƣời tranh luận

Mặc dù vị giám đốc điều hành khẳng định rằng trong năm nay công ty sẽ không buộc sa thải ai, nhƣng trƣớc đây bà khẳng định sẽ sa thải và quyết không giữ những ngƣời đó lại. Căn cứ vào việc trƣớc đây bà ta chƣa hề giữ lời với ngƣời lao động, cho nên việc bà ta hứa không sa thải ai quả là không nên tin.

Trong lập luận này, kết luận cho rằng “không nên tin vào sự đảm bảo của vị giám đốc điều hành” dựa trên lý do cho rằng trƣớc đây bà ta luôn nói dối. Sự công kích về tính chân thật xác đáng của bà ta trong lập luận này cho thấy đó là một lý do xác đáng để rút ra kết luận. Tuy nhiên, lập luận sau đây lại không nhƣ thế:

Vị giám đốc điều hành khẳng định rằng trong năm tới công ty không thể tăng lƣơng vì lợi nhuận về cơ bản sẽ bị giảm sút. Tuy nhiên trong ba năm qua, bà ta bị kết tội lái xe sau khi uống rƣợu, do vậy nghiệp đoàn sẽ không tin vào những tuyên bố về lợi nhuận của bà ta. Công nhân nên tổ chức đình công.

Trong ví dụ thứ hai này, sự chân thật của vị giám đốc điều hành bị loại bỏ vì một cơ sở không xác đáng khá rõ ràng. Cơ sở này đã công kích vào ngƣời tranh luận chứ không công kích lập luận, vì không có lý do xác đáng nên không tin vào những tuyên bố về lợi nhuận của bà ta. (loại lý do không xác đáng này thƣờng xuất hiện trên báo chí. Đó là phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để làm mất uy tín những ngƣời mà báo chí không thích.)

LẨN QUẨN

Có những lập luận dƣờng nhƣ muốn giải quyết một vấn đề nào đó, nhƣng trên thực tế chúng lại không giải quyết đƣợc vấn đề gì cả. Kết luận của những lập luận này không khác gì những lý do đƣa ra. Ví dụ sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này:

59

Sự khác biệt giữa vai trò của nam giới và nữ giới không đƣợc ấn định bởi bản chất di truyền mà phụ thuộc vào việc phát triển mang tính xã hội của mỗi cá nhân. Do đó giống là cái phụ thuộc vào giáo dục chứ không phải là cái có nguyên nhân sinh học.

Trong lập luận này, ngƣời nói bắt đầu bằng một tuyên bố cho rằng vai trò của giống không lệ thuộc vào vấn đề sinh học xét về mặt nguồn gốc (không đƣợc ấn định bởi bản chất di truyền), mà lại phụ thuộc vào quá trình phát triển mang tính xã hội. Kết luận này chỉ lặp lại lời tuyên bố đã nêu. Lập luận này không đi từ lý do đến kết luận, mà nó lại kết thúc ở chính nơi nó bắt đầu.

Mặc dù trong một số trƣờng hợp chỉ cần mô phỏng ở một điểm nào đó cũng có thể làm tăng thêm sức mạnh cho một lập luận, nhƣng những lập luận mang tính lẩn quẩn này sẽ không thuyết phục chúng ta chấp nhận kết luận đƣợc rút ra vì lý do nêu ra không cho phép chúng ta rút ra kết luận.

Kiểm tra việc nêu lý do

Mặc dù có đôi lúc lập luận này biểu hiện lòng vòng một cách mập mờ, nhƣng nếu xem xét kỹ hơn chúng ta sẽ thấy ngƣời ta đã quy định một số lý do nêu ra:

Trong lịch sử của xã hội loài ngƣời thì thợ săn thƣờng là đàn ông. Vì thế, khi giải thích vấn đề thợ săn thƣờng là đàn ông dƣới góc độ của sinh học chắc là đúng.

Trong ví dụ này, kết luận về vấn đề thợ săn thƣờng là đàn ông đƣợc rút ra từ bằng chứng về đàn ông với vai trò là những ngƣời thợ săn; mặc dù có sự tƣơng đồng trong cách dùng từ, nhƣng bạn vẫn thấy rằng có một sự chuyển đổi trong lập luận này từ lý do sang kết luận.

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 57)