Những lập luận mà bạn sẽ sử dụng hoặc xem xét sau này, phần lớn cho thấy, việc bạn có thể kết luận đƣợc một vấn đề nào đó thực ra là gần đúng chứ không phải là chắc
chắn đúng. Điều này là do có những khẳng định hay những bằng chứng mà bạn đƣa ra
sẽ không hỗ trợ cho kết luận.
30
Những lập luận có kết luận đƣợc rút ra có tính chắc chắn đƣợc gọi là những lập luận
suy diễn. Trong khi đó những lập luận đƣợc rút ra chỉ có tính gần đúng thì gọi là những lập luận quy nạp. Ví dụ sau đây là một lập luận suy diễn:
Nếu lực lƣợng gìn giữ hòa bình có đủ quân, thì cuộc Nội chiến ở Bosnia sẽ chấm dứt. Liên Hiệp Quốc hứa sẽ cung cấp đủ quân, vì thế cuộc chiến ở đất nƣớc này chắc chắn sẽ phải chấm dứt.
Với loại lập luận này, nếu những lý do đƣa ra mà đúng, thì kết luận cũng sẽ đúng. Trong ví dụ này, rõ ràng nếu cung cấp đủ quân thì cuộc Nội chiến sẽ kết thúc, vậy thì cung cấp đủ quân chắc chắn chấm dứt đƣợc cuộc Nội chiến. Tuy nhiên, hãy xét một lập luận khác cũng cùng chủ đề này:
Liên Hiệp Quốc đang lên kế hoạch đƣa quân đến Bosnia. Tuy nhiên, trong quá khứ, việc đem quân của Liên Hiệp Quốc vào những nƣớc đang có nội chiến lại không giải quyết đƣợc vấn đề gì. Vì thế việc đƣa quân vào sẽ không giải quyết đƣợc vấn đề.
Ở ví dụ thứ hai này, kết luận (việc đƣa quân vào Bosnia sẽ không làm cho cuộc nội chiến dừng lại) đƣợc rút ra bằng sức mạnh của những kinh nghiệm trƣớc đây khi đƣa quân của Liên Hiệp Quốc vào các nƣớc đang có nội chiến. Mặc dù kinh nghiệm trƣớc có thể là một chỉ dẫn rất có ích trong việc nhận xét điều gì sẽ xảy ra, nhƣng nó vẫn không phải là một chỉ dẫn chắc chắn, nhất là khi nó có liên quan đến kinh nghiệm của những nƣớc khác. Bạn có thể nghĩ đến đủ loại lý do tại sao lại rút ra kết luận nhƣ thế. Chẳng hạn, quân Liên Hiệp Quốc ở Bosnia hiện nay có lẽ đƣợc trang bị tốt hơn trƣớc đây, hay tình hình ở Bosnia có thể có những khác biệt quan trọng so với những cuộc nội chiến khác. Loại ví dụ này mặc dù lý do đƣa ra là đúng, nhƣng chƣa chắc kết luận đã đúng.
Nhƣ các bạn thấy, kết luận của những lập luận diễn dịch chỉ đúng khi hình thức của bản thân lập luận đƣợc cho sẵn. Qua ví dụ đầu về quân Liên Hiệp Quốc ở Bosnia, nếu bạn chấp nhận cái đúng của lý do nêu ra, thì bạn cũng phải chấp nhận cái đúng của kết luận. Nói cách khác, đồng ý với lý do đƣợc nêu ra nhƣng lại phủ nhận kết luận đó
31
là phi lý. Bất kỳ tranh cãi nào có sử dụng lập luận thì đều phải có lý do. Ví dụ, bạn muốn đặt vấn đề rằng, đƣa đủ số quân của Liên Hiệp Quốc vào một cuộc nội chiến nào đó đều làm cho cuộc chiến đó chấm dứt. Nhƣ thế thì, bạn có thể thấy tại sao kết luận lại không đƣợc rút ra.
Cùng một lý do có thể rút ra những kết luận khác nhau
Qua những lập luận quy nạp, bạn có thể chấp nhận lý do đƣợc nêu ra, nhƣng vẫn thắc mắc về kết luận. Do vậy, ngƣời ta có thể đƣa ra những kết luận khác nhau dựa trên cùng một lý do. Ví dụ, hãy xem lại lập luận về vấn đề cờ bạc và chƣơng trình Xổ số Quốc gia bạn đã khảo sát ở bài tập trƣớc.
Rút ra một kết luận
Một trong những đặc điểm gây lo lắng của chƣơng trình Xổ số Quốc gia là, sau khi đƣợc phát hành, ở Vƣơng quốc Anh lƣợng tiền chi cho vấn đề cờ bạc ngày càng gia tăng. Chƣơng trình Xổ số đã kích thích ngƣời ta nghĩ đến việc cờ bạc nhƣ một giải pháp cho vấn đề tài chánh của mình.
Nếu ngƣời ta khẳng định với bạn rằng, vấn đề cờ bạc nói chung đã ngày càng tăng kể từ khi phát hành Chƣơng trình Xổ số, vậy chúng ta có thể kết luận rằng chính Chƣơng trình Xổ số là nguyên nhân của việc cờ bạc ngày càng tăng? Đó là một kết luận mà ngƣời ta đã rút ra, và trong một số trƣờng hợp nào đó có thể đó là một kết luận có lý (trong trƣờng hợp đó việc phát hành Chƣơng trình Xổ số là bằng chứng chắc chắn có liên đới trong việc xem xét tại sao vấn đề cờ bạc ngày càng tăng). Tuy nhiên, kết luận này lại không có tính chắc chắn. Bạn có thể rút ra một kết luận khác dựa trên cùng một bằng chứng.
Rút ra một kết luận khác
Sau khi Chƣơng trình Xổ số Quốc gia đƣợc phát hành, ở Vƣơng quốc Anh lƣợng tiền chi cho vấn đề cờ bạc ngày càng gia tăng. Vì thế, ngày càng có nhiều ngƣời mê mẩn cờ bạc hơn trƣớc đây.
32
Ở ví dụ thứ hai này, ngƣời nói nhận thấy sự quan trọng của bằng chứng giống nhƣ ở ví dụ đầu, nhƣng kết luận đƣa ra lại sâu sắc hơn. Kết luận này đòi hỏi bằng chứng phải chứng minh nhiều vấn đề, trong đó bằng chứng phải có một sự chuyển đổi đột ngột. Tuy nhiên, ví dụ thứ ba sau đây lại cho thấy bằng chứng lại có sự quan trọng hoàn toàn khác.
Rút ra một kết luận khác nữa
Sau khi Chƣơng trình Xổ số Quốc gia đƣợc phát hành, ở Vƣơng quốc Anh có một lƣợng tiền lớn chi cho vấn đề cờ bạc ngày càng gia tăng. Vì thế, hiện nay những ngƣời chơi cờ bạc trƣớc khi Chƣơng trình Xổ số Quốc gia đƣợc phát hành lại đang tiêu tiền vào cờ bạc nhiều hơn.
Ở ví dụ này, ngƣời ta sử dụng bằng chứng để rút ra kết luận về việc cờ bạc hiện nay, chứ không phải dùng bằng chứng để rút ra kết luận về việc số ngƣời cờ bạc đang gia tăng.
Ở mỗi ví dụ, kết luận không có khả năng đúng nhiều, nhƣ vậy chúng ta có thể chấp nhận những lý do nêu ra mà không cần chấp nhận kết luận đƣợc rút ra. Điều mà bạn sẽ nhận ra là những kết luận khác nhau đều dựa trên cơ sở những giải thích về ý nghĩa của bằng chứng sẽ khác nhau.
Chúng ta sẽ xem xét vấn đề có tính chắc chắn và có tính gần đúng chi tiết hơn trong Chƣơng 5. Trƣớc khi xem xét Chƣơng 5, bạn gặp phải một vấn đề đặc biệt hơn.
Rõ ràng, chúng ta có thể tranh luận về vấn đề nào đó có tính chắc chắn nhiều hơn những vấn đề chỉ có tính gần đúng. Vì dụ, những lập luận trong khoa học phải có tính chắc chắn chứ không phải tính gần đúng. Như vậy những lập luận này có thể đúng có thể không?
Tất nhiên, chúng ta có thể tranh luận về vấn đề nào đó có tính chắc chắn nhiều hơn những vấn đề chỉ có tính gần đúng. Đó chính là cơ sở lập luận thực tế của những “trƣờng hợp” không cần bàn cãi. Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể kết luận một vấn đề có tính chắc chắn hay không khi kết luận vẫn còn phụ thuộc vào bản chất hay hình thái
33
của lập luận. Mặc dù dựa trên cơ sở lập luận thực tế, nhƣng những lập luận trong khoa học cũng thƣờng xuyên gắn liền với tính gần đúng chứ không phải là tính chắc chắn. Điều này là do tri thức của chúng ta không phải lúc nào cũng đấy đủ, do vậy những kết luận chúng ta rút ra cũng dựa trên những thông tin có giới hạn. Ví dụ, trên thực tế, một số băng ở Nam Cực đang tan ra, tuy nhiên, có một bất đồng lớn xuất hiện cho là, liệu bạn có thể rút ra kết luận từ bằng chứng có thực này để từ đó khẳng định trái đất đang ấm dần lên hay không. Hãy xem xét lập luận đƣợc đặt ở hai dạng khác nhau nhƣ sau:
Nếu một số băng ở Nam Cực đang tan ra, thì đây là bằng chứng về việc trái đất đang ấm dần lên. Vì băng đang tan nên hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên là tất nhiên.
Một số băng ở Nam Cực đang tan ra. Vì thế hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên là tất nhiên.
Ở ví dụ đầu, dạng lập luận này có nghĩa là, nếu lý do nêu ra là đúng, thì kết luận đúng. Ở ví dụ thứ hai, lý do nêu ra có thể đúng nhƣng kết luận thì không đúng.
BÀI TẬP
1. Mỗi lần gặp một lập luận, hãy cố thiết lập sơ đồ hóa cấu trúc của lập luận.
2. Hãy khảo sát chứng cứ của một chủ đề nhất định nào đó. Nêu kết luận có sức thuyết phục nhất mà bạn có thể rút ra từ đó?
3. Sử dụng chứng cứ ở câu 2 để rút ra một kết luận có sức thuyết phục mạnh hơn nữa. Để rút ra kết luận có sức thuyết phục mạnh hơn này, bạn cần sử dụng thêm chứng cứ nào?
34
CHƢƠNG 3