NHẦM LẪN GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 53)

Khai thác những nhƣợc điểm trong một lập luận

NHẦM LẪN GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

54

Có một số lập luận kết hợp các bằng chứng lại với nhau hoặc đòi hỏi phải nhƣ thế để có thể kết luận rằng cái này là nguyên nhân (hoặc cái kia là nguyên nhân) của cái kia. Sau đây là ví dụ:

Mùa hè năm ngoái đƣợc ghi nhận là mùa nóng nhất. Năm nay các đại lý du lịch báo cáo bán đƣợc rất ít lƣợng ngƣời đăng ký đi nghỉ ở nƣớc ngoài. Vì thế ngƣời ta giả định rằng, năm nay trời cũng sẽ nóng nhƣ năm ngoái và nhƣ vậy năm nay ngƣời ta sẽ đăng ký đi nghỉ trong nƣớc.

Lập luận này dùng hai tình tiết làm bằng chứng (mùa hè nóng và doanh số bán ra ít) và kết luận rằng có một sự liên kết mang tính nhân quả giữa hai tình tiết của bằng chứng này, trong đó doanh số bán ra ít là kết quả của mùa hè nóng. Đây là ví dụ điển hình về loại lập luận sau nó là do nó - post hoc argument (Sự kiện A xảy ra, sau đó có sự kiện B liên tiếp xảy ra. Nhƣ vậy A là nguyên nhân của B), cụm từ này xuất phát từ tiếng Latin với nghĩa đầy đủ là “sau điều đó, nhƣ vậy là do điều đó”. Trong ví dụ này, ngƣời ta giả định rằng vì số ngƣời đăng ký mua vé bị giảm do mùa hè nóng bức, nên “mùa hè nóng bức” là nguyên nhân của “số ngƣời đăng ký mua vé bị giảm”.

Đi tìm những lời giải thích khác

Khi gặp loại lập luận này (hoặc khi dùng cách lập luận này), bạn cần xem xét cẩn thận cho dù mối quan hệ nhân quả này có đƣợc xác nhận hay không. Mối quan tâm chính của bạn là liệu có lời giải thích khác nào cho kết quả hay không. Trong ví dụ trên, có cách nào khác giải thích về việc “rất ít ngƣời đăng ký đi nghỉ ở nƣớc ngoài” không? Tất nhiên, có thể không có sự nối kết nào giữa hai biểu hiện này. “Rất ít ngƣời đăng ký đi nghỉ ở nƣớc ngoài” có thể đƣợc giải thích do tính bấp bênh của kinh tế (mức độ đăng ký mua vé đi nghỉ phản ánh mức độ ngƣời dân tin tƣởng vào tình trạng tài chính của mình trong vòng mấy tháng tới) hoặc do không hài lòng với những chuyến đi nghỉ ở nƣớc ngoài, hoặc còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Mặt khác, mùa hè nóng bức có thể là một trong những nhân tố có thể giải thích đƣợc mức đăng ký vé rất ít. Do vậy, có thể kết luận rằng ngƣời ta không quyết định đi nghỉ ở nƣớc này là do mùa hè nóng bức.

55

Đi tìm những giả định khác

Còn một khía cạnh khác nữa của lập luận cũng cần đƣợc xem xét. Kết luận đƣợc rút ra trên cơ sở giả định cho rằng, ngƣời ta đang lên kế hoạch đi nghỉ hè (mặc dù ngƣời ta không đăng ký đi nghỉ ở nƣớc ngoài qua các đại lý du lịch). Nếu bạn bỏ giả định này thì đơn giản kết luận sẽ không xuất hiện sau đó. Còn giả định nào khác sẽ đƣợc đặt ra không? Ngƣời nói phải giả định rằng, mức độ đăng ký vé hiện nay là một chỉ dẫn đúng thể hiện mục đích của ngƣời dân (có thể còn có nhiều lý do khác nữa để trì hoãn việc đƣa ra quyết định). Ví dụ này một lần nữa cho thấy, lời giải thích về những giả định của lập luận rất quan trọng.

Hãy xem một ví dụ khác và ứng dụng những kỹ năng phản biện của bạn vào lập luận này:

Quảng cáo thuốc lá đã bị cấm trên truyền hình cách đây 30 năm. Kể từ đó chúng ta thấy mức hút thuốc đã giảm xuống. Nếu chúng ta cấm mọi quảng cáo có liên quan đến thuốc lá, thì mức độ hút thuốc cũng sẽ giảm nhiều hơn.

Bạn sẽ giải thích lập luận này nhƣ thế nào? Bằng chứng này có biện minh đƣợc cho kết luận không? Đây có phải là loại lập luận sau nó là do nó không? Hãy suy nghĩ những giải thích khả thi khác để rút ra kết quả “mức độ hút thuốc đã giảm”. Ngƣời nói cần có những giả định nào để rút ra kết luận?

Đánh giá sức mạnh thuyết phục của những lập luận có quan hệ nhân quả

Mặc dù những lập luận dùng cách giải thích nhân quả không phải lúc nào cũng chứng minh đƣợc, nhƣng đôi khi có thể những lập luận này có sức thuyết phục rất cao. Hãy xem hai lập luận sau. Hãy chỉ ra lập luận nào vững chắc hơn?

Mấy năm qua, chúng ta nhận thấy số xe hơi có lắp thêm thanh chắn phía trƣớc ngày càng tăng. Cũng trong thời gian này, số tai nạn trên đƣờng gây chết ngƣời có liên quan đến ngƣời đi bộ ngày càng gia tăng. Rõ ràng, nên cấm việc lắp thêm thanh chắn phía trƣớc.

Nên cấm việc lắp thêm thanh chắn phía trƣớc xe hơi. Những tai nạn có liên quan đến khách bộ hành và những tai nạn mà xe hơi có lắp thêm thanh chắn cho thấy tỷ lệ bị thƣơng nặng cao hơn những tai nạn xe hơi không lắp thêm thanh

56

chắn phía trƣớc. Chính sự kềnh càng của những thanh chắn phải chịu trách nhiệm về những trƣờng hợp bị thƣơng tổn nặng.

Xem xét bằng chứng theo lối phản biện

Trong lập luận thứ nhất, kết luận đƣợc rút ra từ hai tình tiết của bằng chứng: số xe hơi có lắp thêm thanh chắn phía trƣớc ngày càng tăng và số tai nạn gây chết ngƣời có liên quan đến ngƣời đi bộ cũng ngày càng gia tăng. Từ đó kết luận rằng, “việc lắp đặt thanh chắn nên bị cấm” đƣợc rút ra trên cơ sở giả định rằng, tình tiết thứ hai của bằng chứng là kết quả của tình tiết thứ nhất. Điểm yếu của lập luận này, tất nhiên, nằm trong việc không giải thích đƣợc tại sao lại có mối quan hệ nhân quả giữa hai tình tiết này.

Trong lập luận thứ hai, hai tình tiết của bằng chứng lại đƣợc kết hợp với nhau để hỗ trợ cho kết luận rằng “việc lắp đặt thanh chắn nên bị cấm”. Tình tiết thứ nhất cho rằng, những tai nạn chết ngƣời có liên quan đến xe hơi lắp đặt thanh chắn và có liên quan đến khách bộ hành có tỷ lệ cao hơn những tai nạn có liên quan đến xe hơi không lắp đặt thanh chắn. Cách giải thích về tình trạng tỷ lệ cao này đƣợc đƣa ra (sự kềnh càng của những thanh chắn) và rút ra cùng kết luận. Tuy nhiên, lập luận này có sức thuyết phục mạnh hơn lập luận đầu. Không giống nhƣ lập luận đầu, lập luận thứ hai cố chứng minh tại sao lại có lời giải thích mang tính nhân quả nhƣ thế. Hơn nữa, hai tình tiết của bằng chứng lại có sự liên kết chung, đó là, tỷ lệ những tai nạn gây chết ngƣời trong hai tình huống này có sự liên quan rất cao (và sự liên quan này đƣợc lời giải thích nhấn mạnh thêm).

Đặt vấn đề về bằng chứng

Nhƣ đã thấy, bạn nên đánh giá những lập luận một cách sáng tạo, nhất là mối quan hệ giữa những thông tin của bằng chứng để từ đó rút ra kết luận.

 Tìm hiểu xem bằng chứng đƣa ra có thỏa tính đầy đủ để rút ra kết luận không.

 Có giải thích nào khác cũng hợp lý nhƣ giải thích mà ngƣời nói đã dùng để rút ra kết luận của họ không?

 Hãy tự hỏi xem có cần mối quan hệ nào khác giữa các bằng chứng không, chẳng hạn nếu có ngƣời chấp nhận tình tiết này thì chắc chắn cũng có ngƣời chấp nhận (hay bác bỏ) tình tiết kia.

57

 Ngƣời nói dùng giả định nhƣ thế nào? Hãy đánh giá những giả định này.

 Làm thế nào để lập luận có thể có sức thuyết phục mạnh hơn (nhƣ trong lập luận thứ hai ở trên)?

Hãy áp dụng những cách đặt vấn đề nhƣ đã nêu trên vào công việc riêng của bạn.

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 53)