TÌM HIỂU THÊM NHỮNG KẾT LUẬN TRONG MỘT LẬP LUẬN

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 34)

Đi sâu hơn vào những lập luận

TÌM HIỂU THÊM NHỮNG KẾT LUẬN TRONG MỘT LẬP LUẬN

Đến đây chúng ta nhận thấy lập luận khá đơn giản, trong đó ngƣời nói sử dụng lý do để rút ra một kết luận trong một lập luận. Tuy nhiên, bạn cũng nhận thấy có những lập luận có thể rút ra vài kết luận. Vấn đề nằm ở chỗ là ngƣời nói rút ra một kết luận rồi lại tiếp tục sử dụng kết luận này để rút ra một kết luận khác nữa. Ví dụ:

Vì một số băng ở Nam Cực đang tan ra, nên hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên là tất nhiên. Vì thế, chúng ta có thể nghĩ rằng mực nƣớc biển sẽ dâng lên, gây ra nạn lụt thảm khốc ở nhiều khu vực ven biển.

Kết luận của lập luận này rất dễ nhận ra (Vì thế, chúng ta có thể nghĩ rằng…). Tuy nhiên, bạn có thấy một kết luận khác đứng ngay trƣớc kết luận này không? Hãy xem lại câu đầu tiên. Câu này là một lập luận: một số băng ở Nam Cực đang tan ra, nên hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên là tất nhiên. Kết luận này sau đó đƣợc dùng để rút ra kết luận của câu thứ 2: hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên là tất nhiên. Vì thế, chúng ta có thể nghĩ rằng mực nƣớc biển sẽ dâng lên, gây ra nạn lụt thảm khốc ở nhiều khu vực ven biển.

Sử dụng kết luận làm lý do cho một kết luận khác

Ví dụ trên cho chúng ta thấy một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, đó là, một kết luận có thể dùng làm lý do cho một kết luận khác. Kết luận về việc mực nƣớc biển dâng lên đƣợc rút ra từ khẳng định trái đất đang ấm dần lên. Nếu mở rộng lập luận này sâu hơn, thì bạn có thể thấy rằng kết luận về việc mực nƣớc biển dâng lên có thể đƣợc dùng làm lý do để rút ra một kết luận khác sâu hơn nữa.

Vì một số băng ở Nam Cực đang tan ra, nên hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên là tất nhiên. Vì thế, chúng ta có thể nghĩ rằng mực nƣớc biển sẽ dâng lên, gây ra nạn lụt thảm khốc ở nhiều khu vực ven biển. Chúng ta nên hành động ngay để giảm thiểu những nguyên nhân gây nên hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên.

35

Để phân loại kết luận này với kết luận khác, chúng ta cần phân biệt kết luận chính với kết luận trung gian.

Kết luận chính là kết luận hƣớng đến vấn đề mà cả lập luận đang nhắm vào;

còn kết luận trung gian là kết luận đƣợc rút ra ở từng bộ phận.

 Một lập luận có thể có nhiều kết luận trung gian, nhƣng rõ ràng chỉ có một kết luận chính.

Chúng ta sẽ đặt những kết luận trung gian này vào sơ đồ biểu thị cấu trúc của lập luận như thế nào?

Chúng ta có thể dùng ví dụ đầu tiên để trình bày sơ đồ này:

(R – lý do) Vì một số băng ở Nam Cực đang tan ra, (IC – kết luận trung gian) nên hiện tƣợng trái đất đang ấm dần lên là tất nhiên. (C – kết luận) Vì thế, chúng ta có thể nghĩ rằng mực nƣớc biển sẽ dâng lên, gây ra nạn lụt thảm khốc ở nhiều khu vực ven biển.

R ↓ IC C

Hãy tham khảo ví dụ sau. Bạn có thể nhận ra kết luận trung gian ở ví dụ này không?

Ô nhiễm ở các con sông đang ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Sông càng bị ô nhiễm, thì động vật sống dƣới đó càng bị đe dọa nhiều. Nếu chúng ta không sớm làm gì đó về vấn đề ô nhiễm ở các con sông, thì nhiều loài sinh vật sống dƣới nƣớc ở các con sông này sẽ ngày càng mất dần. Tuy nhiên, chƣa có kế hoạch hiệu quả nào có thể làm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm các con sông. Do đó,

36

nhiều loài sinh vật sống ở các con sông này sẽ không còn tồn tại nữa.

Câu thứ ba là kết luận trung gian, còn hai câu đầu đóng vai trò là những lý do để rút ra kết luận này. Nếu vẫn nghi ngờ về cách giải thích này, mời bạn đọc lại ba câu đầu, tạm thời quên đi hai câu cuối. Kết luận trung gian này, cùng với câu thứ tƣ, đƣợc sử dụng để rút ra kết luận chính. Mời các bạn xem lại hoạt động của lập luận này:

Nếu chúng ta không sớm làm gì đó về vấn đề ô nhiễm ở các con sông, thì nhiều loài sinh vật sống dƣới nƣớc ở các con sông này sẽ ngày càng mất dần. Tuy nhiên, chƣa có kế hoạch hiệu quả nào có thể làm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm các con sông. Do đó, nhiều loài sinh vật sống ở các con sông này sẽ không còn tồn tại nữa.

Đặt những kết luận trung gian vào cấu trúc một cách thích hợp

Nhƣ bạn thấy, kết luận trung gian đóng vai trò là lý do hỗ trợ cho kết luận chính. Chúng ta sẽ đƣa kết luận trung gian này vào sơ đồ theo cách sau:

(R1) Ô nhiễm ở các con sông đang ngày càng tăng với tốc độ nhanh. (R2) Sông càng bị ô nhiễm, thì động vật sống dƣới đó càng bị đe dọa nhiều. (IC) Nếu chúng ta không sớm làm gì đó về vấn đề ô nhiễm ở các con sông, thì nhiều loài sinh vật sống dƣới nƣớc ở các con sông này sẽ ngày càng mất dần. (R3) Tuy nhiên, chƣa có kế hoạch hiệu quả nào có thể làm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm các con sông. (C) Do đó, nhiều loài sinh vật sống ở các con sông này sẽ không còn tồn tại nữa. R1 + R2 IC + R3 C

Tầm quan trọng trong việc nhận ra những kết luận trung gian tùy thuộc vào khả năng ngƣời nói xây dựng lập luận nhƣ thế nào. Nếu bạn có thể trình bày đƣợc rằng một kết luận trung gian không thể rút ra đƣợc (hay có thể rút ra một kết luận trung gian

37

khác), thì bạn đã thực hiện đƣợc việc đánh giá đầy ý nghĩa của lập luận đó rồi. Hơn nữa, nếu bạn có thể trình bày đƣợc rằng có thể rút ra đƣợc kết luận trung gian, nhƣng lại chứng minh rằng kết luận trung gian đƣợc dùng làm lý do để rút ra một kết luận nữa thể hiện mơ hồ nhƣ thế nào, thì bạn sẽ có thể nhìn thấy phần nào của lập luận đang hoạt động, còn phần nào không hoạt động. Cũng nhƣ vậy, bạn sẽ có thể hạn chế việc nêu lý do của riêng mình. Để thực hành kỹ năng tìm kết luận trung gian, hãy thực hành bài tập sau:

Bài tập

Trong mỗi lập luận sau, bạn sẽ tìm thấy một kết luận trung gian. Hãy nhận ra kết luận trung gian này và trình bày xem nó thích hợp thế nào với phần còn lại của việc nêu lý do.

(1) Kế hoạch làm đƣờng vòng (để tránh kẹt xe…) sẽ bị bác bỏ. Đa số cƣ dân địa phƣơng không hỗ trợ dự án này, và nó sẽ làm ảnh hƣởng đến mỹ quan của nhiều khu vực. Tuy nhiên, một kế hoạch thay thế khác gần đây đã đƣợc triển khai và đƣợc nhiều ngƣời địa phƣơng ủng hộ. Chính phủ nên mở lại một cuộc điều tra công khai về việc xây dựng con đƣờng vòng này.

(2) Chính phủ đã yêu cầu các trại giam cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, số ngƣời bị tống giam ngày càng tăng. Đội ngũ quản lý trong nhà tù nhận thấy ngày càng khó khăn hơn trong việc đối phó với số tù nhân gia tăng. Chính phủ có thể thực hiện tiết kiệm bằng cách khác. Rõ ràng, không nên cắt giảm chi tiêu đối với các nhà tù. (3) Có những điều luật chống lại sự ngƣợc đãi đối với những con vật nuôi và vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phục vụ ở nông trại. Lý do đƣa ra là không nên bắt những con vật này chịu đựng quá mức cần thiết. Tuy nhiên, về mặt này cũng nhƣ về mặt khác, không có những phân biệt về khả năng chịu đựng giữa động vật hoang với những con vật nuôi và vật phục vụ ở nông trại. Chúng ta không thể biện minh cho việc đối xử khác giữa động vật hoang với những động vật khác. Vậy thì chúng ta nên đƣa ra luật chống lại việc ngƣợc đãi với động vật hoang.

Trả lời

38

(R1) Kế hoạch làm đƣờng vòng (để tránh kẹt xe…) không đƣợc đa số cƣ dân địa phƣơng hỗ trợ. (R2) Nó sẽ làm ảnh hƣởng đến mỹ quan của nhiều khu vực. (IC) Do đó nên bỏ kế hoạch này. Kết luận trung gian này sau đó đƣợc sử dụng kết hợp với một lý do nữa để hỗ trợ cho kết luận chính: (IC) Nên bỏ kế hoạch này. (R3) Một kế hoạch thay thế khác gần đây đã đƣợc triển khai và đƣợc nhiều ngƣời địa phƣơng ủng hộ. (C) Do đó, Chính phủ nên mở lại một cuộc điều tra công khai.

R1 + R2

IC + R3

↓ C C

(2)Câu thứ ba là kết luận trung gian và kết luận này đƣợc lý do ở hai câu đầu hỗ trợ. Việc giảm chi tiêu và sự gia tăng về số tù nhân dẫn đến kết luận cho rằng đội ngũ quản lý trong nhà tù nhận thấy ngày càng khó khăn trong việc đối phó với: (R1) Chính phủ đã yêu cầu các trại giam cắt giảm chi tiêu. (R2) Tuy nhiên, số ngƣời bị tống giam ngày càng tăng. (IC) Đội ngũ quản lý trong nhà tù nhận thấy ngày càng khó khăn trong việc đối phó với số tù nhân gia tăng. Kết luận trung gian này sau đó đƣợc kết hợp với khẳng định cho rằng Chính phủ có thể thực hiện tiết kiệm bằng cách khác (R3) để rút ra kết luận chính (C) cho rằng Chính phủ không nên cắt giảm chi tiêu đối với các nhà tù. Nhƣ bạn thấy, cấu trúc này giống với cấu trúc ở lập luận trƣớc.

(3)Câu thứ tƣ là kết luận trung gian. Kết luận này đƣợc lý do ở ba câu đầu hỗ trợ (chú ý cách mà từng bƣớc lập luận đƣợc thiết lập):

(R1) Có những điều luật chống lại sự ngƣợc đãi đối với những con vật nuôi và vật phục vụ ở nông trại. (R2) Lý do đƣa ra là không nên bắt những con vật này chịu đựng quá mức cần thiết. (R3) Tuy nhiên, không có những phân biệt về khả năng chịu đựng giữa động vật hoang với những con vật nuôi và vật phục vụ ở nông trại. (IC) Do đó, chúng ta không thể biện minh cho việc đối xử khác giữa động vật hoang với những động vật khác.

39

Kết luận trung gian “chúng ta không thể biện minh cho việc đối xử khác biệt với động vật hoang” sau đó đƣợc dùng làm lý do cho kết luận chính:

Chúng ta không thể biện minh cho việc đối xử khác giữa động vật hoang với những động vật khác. (C) Do đó, (từ đó chúng ta đƣa ra luật bảo vệ những con vật nuôi và vật phục vụ ở nông trại) chúng ta nên đƣa ra luật chống lại việc ngƣợc đãi với động vật hoang.

Ở ví dụ này, chúng ta có một kết luận trung gian đƣợc dùng làm lý do theo cách riêng để hỗ trợ cho kết luận chính:

R1 + R2 + R3

↓ IC IC C

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 34)