KHẮC PHỤC NHỮNG KHIẾM KHUYẾT KHI NÊU LÝ DO

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 39)

Đi sâu hơn vào những lập luận

KHẮC PHỤC NHỮNG KHIẾM KHUYẾT KHI NÊU LÝ DO

Đến đây chúng ta đã xem xét những lập luận dựa vào những lý do đƣợc trình bày một cách rõ ràng. Nói cách khác, chúng ta chỉ mới xem xét đến những bộ phận trong một lập luận đƣợc xác định. Tuy nhiên, nhiều lập luận sẽ có những bộ phận khác mặc dù không đƣợc xác định, những bộ phận này đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta gọi những bộ phận không đƣợc xác định này là giả định.

Ngƣời ta thƣờng nói, giả định là từ dùng để loại bỏ lập luận của ngƣời khác. “giả sử bạn cho rằng” là một cáo buộc khẳng định rằng “bạn không có bằng chứng về điều đó”. Thực ra đây không phải là cách mà chúng ta dùng để nói về thuật ngữ này. Giả định là một bộ phận không đƣợc xác định của một lập luận không có kết luận đƣợc rút ra. Cách dùng này sẽ đƣợc làm sáng tỏ bằng cách xem xét một ví dụ cụ thể.

Tìm hiểu những giả định

Đa số học sinh ở trƣờng này đạt đƣợc Chứng chỉ Giáo dục phổ thông Trung học (GCSE) và cấp cao hơn trong các kỳ thi lấy chứng chỉ Giáo dục phổ thông không tốt lắm so với học sinh ở những trƣờng khác trong khu vực. Chắc chắn

40

đây là vấn đề của chất lƣợng giảng dạy.

Trong ví dụ này, kết luận rằng chất lƣợng của việc giảng dạy phải chịu trách nhiệm về kết quả đáng buồn của kỳ thi dựa vào một lý do duy nhất. Nhƣng trên thực tế, kết quả này phải đƣợc dựa vào nhiều lý do hơn chứ không chỉ dựa vào một lý do đã đƣợc xác định. Để đƣa ra kết luận rằng, những kết quả đáng buồn này là kết quả của việc giảng dạy kém chất lƣợng, câu này giả định rằng những kết quả đó không có lời giải thích nào khác. Ví dụ, giả sử rằng không có những khác biệt xác đáng giữa học sinh ở các trƣờng khác nhau. Phải giả định điều này bởi vì, nếu không, thì kết luận không thể rút ra đƣợc (mà không trình bày lý do tại sao giả định này lại không xác đáng). Chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến những giả định khác sẽ đƣợc thực hiện trong lập luận này.

Làm sáng tỏ hiệu quả của một giả định

Sau đây là một lập luận khác:

Nếu ngƣời ta đầu tƣ tiền bạc vào đồ cổ cách đây khoảng 20 năm, thì mãi cho đến bây giờ họ mới nhận ra khó mà kiếm đƣợc lãi trong đầu tƣ của mình. Vì thế, những ngƣời không đủ khả năng làm tăng thêm số tiền tiết kiệm của mình thì nên đầu tƣ tiền bạc vào cái khác hay hơn là đầu tƣ vào đồ cổ.

Giả định đƣợc thực hiện ở đây là gì? Trong giả định này chỉ có một lý do và một kết luận, tuy nhiên bạn có thể thấy rằng, bất kỳ giả định nào cũng phải có thêm một lý do nữa hoạt động giữa hai lý do khác. Lý do thiếu vắng cần có để rút ra kết luận ở đây là “giá đồ cổ hơn 20 năm qua là một chỉ dẫn hữu ích cho giá đồ cổ trong tƣơng lai”. Nếu không có giả định này, không thể rút ra kết luận đƣợc. Để hiểu rõ hơn, hãy thử đặt giả định đối lập với giả định này (“… không phải là một chỉ dẫn hữu ích”) vào lập luận. Hiệu quả xảy ra giống nhƣ việc chuyển lý do đã đƣợc xác định rõ (câu đầu tiên) vào giả định đối lập: không thể đơn giản rút ra kết luận.

Do vậy, khi bạn đƣa ra hay đánh giá một lập luận, bạn cần phải xem xét những giả định đƣợc thực hiện giống nhƣ việc bạn xem xét những lý do mà ngƣời nói muốn làm sáng tỏ.

41

Bài tập

Hãy chỉ ra những giả định cần phải có trong mỗi lập luận sau.

(1) Marco Polo nổi tiếng là ngƣời đầu tiên ở phƣơng Tây đặt chân đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những bài viết của mình về chuyến đi này, ông không đề cập đến Vạn Lý Trƣờng Thành nằm ở đâu, cũng nhƣ không đề cập đến trà hay gốm sứ. Vì thế, ông chƣa từng đặt chân đến Trung Quốc. Lẽ ra quyển sách mà ông viết về chuyến đi đến một vùng đất nào đó phải sử dụng những thông tin mà ông thu thập đƣợc của ngƣời dân sống ở đó.

(2) Ở những trƣờng có tổ chức lớp học đặc biệt dành cho trẻ em có năng khiếu thì chúng ta đều nhận thấy rằng, những em đó học rất tốt ở mọi môn học của mình. Xã hội cần những ngƣời thông minh và có tài. Do đó, chúng ta cần đảm bảo rằng, phải tổ chức những lớp học đặc biệt trong tất cả các trƣờng học.

(3) Tất cả những con vật đem vào nƣớc Anh trƣớc đây đều là đối tƣợng bị cách ly để đảm bảo rằng chúng không truyền bệnh dại vào. Hệ thống phòng ngừa bệnh dại ngay từ cửa khẩu đã hoạt động rất tốt trong suốt nhiều năm nay. Điều đó cho thấy chúng ta không có trƣờng hợp mắc bệnh dại nào. Hệ thống luật mới cho phép những vật nuôi vào nƣớc Anh mà không bị cách ly chắc chắn dẫn đến tình trạng lan truyền bệnh dại vào đất nƣớc của mình.

(4) Trong suốt 20 năm qua, trẻ em bị áp đặt đủ các loại chƣơng trình trên truyền hình, những chƣơng trình đó hỗ trợ giúp chúng trở nên tốt hơn về kỹ năng đọc và làm toán. Những chƣơng trình này trình bày cách hoc những kỹ năng nhƣ tính toán và đọc chữ một cách nhẹ nhàng nhƣ một niềm vui, song song với những kỹ năng đó còn có những trò chơi nhảy cóc và cầu vòng. Tuy nhiên, vẫn không thấy trẻ em có sự tiến bộ nào về khả năng đọc viết và giỏi tính toán. Phƣơng pháp hoạt náo trong việc giảng dạy kỹ năng rõ ràng không có hiệu quả.

42

tỉnh. Quả thực, đó là môn thể thao duy nhất mà mỗi một đấu sĩ có quyền làm cho đối thủ bị thƣơng. Vậy thì chắc chắn đây là môn thể thao nguy hiểm nhất trong các môn thể thao. Ngƣời ta đã đƣa ra nhiều giải pháp cho vấn đề này nhƣ sử dụng mũ bảo vệ đầu và đổi găng tay, nhƣng vẫn không giải quyết đƣợc vấn đề nguy hiểm có tính sát thƣơng cao này. Do đó, nên cấm thi đấu quyền Anh.

Trả lời

(1)Lập luận này có cấu trúc nhƣ sau:

R1: Marco Polo nổi tiếng là ngƣời đầu tiên ở phƣơng Tây đặt chân đến Trung Quốc.

R2: Tuy nhiên, trong những bài viết của mình về chuyến đi này, ông không đề cập đến Vạn Lý Trƣờng Thành nằm ở đâu, cũng nhƣ không đề cập đến trà hay gốm sứ.

IC: Vì thế, ông chƣa từng đặt chân đến Trung Quốc.

C: Lẽ ra quyển sách mà ông viết về chuyến đi đến một vùng đất nào đó phải sử dụng những thông tin mà ông thu thập đƣợc của ngƣời dân sống ở đó.

R1 + R2

↓ IC IC C

A: Lập luận này cần sự kết hợp giữa R2 và IC. Giả định yêu cầu rằng “những ngƣời đến Trung Quốc phải thấy đƣợc Vạn Lý Trƣờng Thành, phải biết đến trà và gốm sứ”. Nếu giả định này không đƣợc thực hiện, thì chúng ta không thể dùng lý do nói về những thất bại của ông đề cập đến những vấn đề này để rút ra kết luận rằng Marco Polo không đến Trung Quốc.

(2)Lập luận này có cấu trúc nhƣ sau:

R1: Ở những trƣờng có tổ chức lớp học đặc biệt dành cho trẻ em có năng khiếu thì chúng ta đều nhận thấy rằng, những em đó học rất tốt ở mọi môn học của

43

mình.

R2: Xã hội cần những ngƣời thông minh và có tài.

C: Do đó, chúng ta cần đảm bảo rằng, phải tổ chức những lớp học đặc biệt trong tất cả các trƣờng học.

R1 + R2

↓ C C

A: Bạn có thể tìm thấy hai giả định. Kết luận “chúng ta cần tổ chức những lớp học đặc biệt cho những trẻ em có năng khiếu ở mọi trƣờng học” đã giả định rằng, mọi trƣờng học sẽ có những trẻ em có năng khiếu. Một giả định nữa cần phải có để rút ra kết luận là “những lớp học đặc biệt đó là cách duy nhất để đảm bảo chúng ta có những con ngƣời thông minh và có tài”. Có thể là, những phƣơng pháp khác nhƣ sử dụng những chất liệu giảng dạy khác trong những lớp học bình thƣờng chẳng hạn cũng sẽ giúp phát hiện ra những em có năng khiếu. (3)Lập luận này có cấu trúc nhƣ sau:

R1: Tất cả những con vật đem vào nƣớc Anh trƣớc đây đều là đối tƣợng bị cách ly để đảm bảo rằng chúng không truyền bệnh dại vào.

R2: Hệ thống phòng ngừa bệnh dại ngay từ cửa khẩu đã hoạt động rất tốt trong suốt nhiều năm nay. Điều đó cho thấy chúng ta không có trƣờng hợp mắc bệnh dại nào.

C: Hệ thống luật mới cho phép những vật nuôi vào nƣớc Anh mà không bị cách ly chắc chắn dẫn đến tình trạng lan truyền bệnh dại vào đất nƣớc của mình.

R1 + R2

↓ C C

A: Đây là giả định cần thiết mà ngƣời nói có thể rút ra đƣợc kết luận. Điều này có nghĩa là “việc cách ly là hệ thống điều khiển bệnh dại duy nhất có thể đem lại hiệu quả”. Nếu giả định này không đƣợc thực hiện thì ngƣời nói không thể

44

chuyển từ nhận định về hệ thống trƣớc đây để rút ra kết luận một vấn đề mới. (4)Lập luận này có cấu trúc nhƣ sau:

R1: Trong suốt 20 năm qua, trẻ em bị áp đặt đủ các loại chƣơng trình trên truyền hình, những chƣơng trình đó hỗ trợ giúp chúng trở nên tốt hơn về kỹ năng đọc và làm toán.

R2: Những chƣơng trình này trình bày cách hoc những kỹ năng nhƣ tính toán và đọc chữ một cách nhẹ nhàng nhƣ một niềm vui, song song với những kỹ năng đó còn có những trò chơi nhảy cóc và cầu vòng.

R3: Tuy nhiên, vẫn không thấy trẻ em có sự tiến bộ nào về khả năng đọc viết và giỏi tính toán.

C: Phƣơng pháp hoạt náo trong việc giảng dạy kỹ năng rõ ràng không có hiệu quả.

R1 + R2 + R3

↓ C C

A: Chắc chắn bạn đã nhận ra ít nhất một giả định trong lập luận này. Có lẽ rõ nhất là giả định đƣợc đặt giữa R3 và kết luận. Điều này có nghĩa là “không có bằng chứng nào về sự tiến bộ chính là bằng chứng đầy đủ kém hiệu quả của phƣơng pháp hoạt náo”. Nếu không có giả định này, thì việc chuyển từ lý do sang kết luận không thể thực hiện đƣợc, bởi vì bằng chứng có thể đƣợc chú giải bằng nhiều cách khác. Chẳng hạn, chúng ta có thể nói rằng, bằng chứng đó cho thấy chúng ta cần có nhiều chƣơng trình hoạt náo nhƣ thế nữa để làm tăng mức độ của những kỹ năng ở trẻ em.

Còn một giả định khác nữa bạn có thể nhận thấy phù hợp giữa R2 và R3. Để khẳng định R3, ngƣời nói phải giả định rằng bất kỳ tiến bộ nào về kỹ năng của trẻ em cũng sẽ đƣợc nhận ra thông qua những bài kiểm tra kỹ năng nhƣ thế. Nếu phƣơng pháp hoạt náo thay đổi đƣợc cách thức trẻ em tiếp cận với việc đọc và làm toán, thì những bài kiểm tra này có lẽ không thể nhận ra sự thay

45

đổi này.

(5)Lập luận này có cấu trúc nhƣ sau:

R1: Quyền Anh là môn thể thao duy nhất có lối chơi chủ yếu là làm cho đối thủ bất tỉnh.

R2: Đó là môn thể thao duy nhất mà mỗi một đấu sĩ có quyền làm cho đối thủ bị thƣơng.

IC: Vậy thì chắc chắn đây là môn thể thao nguy hiểm nhất trong các môn thể thao. R3: Ngƣời ta đã đƣa ra nhiều giải pháp cho vấn đề này nhƣ sử dụng mũ bảo vệ đầu

và đổi găng tay, nhƣng vẫn không giải quyết đƣợc vấn đề nguy hiểm có tính sát thƣơng cao này.

C: Do đó, nên cấm thi đấu quyền Anh.

R1 + R2

IC + R3

↓ C C

A: Việc chuyển từ R1 và R2 sang kết luận trung gian hình nhƣ không cần phải có giả định. Giống nhƣ khi nghĩ rằng, chúng ta không thể nghi ngờ vấn đề chuyển đổi này, nhất là khi phƣơng tiện truyền thông đại chúng hay đƣa tin về những nguy hiểm của quyền Anh. Nhƣng nếu xem kỹ lại, bạn sẽ có thể nhận ra một giả định đang đƣợc thực hiện ở đây. Điều này có nghĩa là, mục đích của quyền Anh – cố ý gây thƣơng tích, và làm cho đối thủ bất tỉnh – tự nó làm cho môn thể thao này trở nên “nguy hiểm nhất trong các môn thể thao”. Nói cách khác, mục đích của quyền Anh lại là một sự hành nghề. Quyền Anh có thể là một môn thể thao rất nguy hiểm, nhƣng chúng ta không thể kết luận rằng đó là môn thể thao nguy hiểm nhất chỉ dựa trên những gì thấy đƣợc của mục đích mà lại không đặt ra giả định này. Những môn thể thao khác có lẽ còn nguy hiểm hơn mặc dù mục đích của chúng không gây ra thƣơng tích (chẳng hạn nhƣ môn bóng bầu dục, cỡi ngựa, trƣợt tuyết, leo núi…). Ví dụ về giả định này

46

cho chúng ta thấy, niềm tin của ngƣời nói có sức thuyết phục hơn lập luận của họ. Niềm tin này chứa đựng một giả định nghi vấn, lúc thì bác bỏ, lúc thì làm cho lập luận trở nên kém sức thuyết phục hơn.

Một phần của tài liệu Critical thinking for student vnese (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)