Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Thái Nguyên (Trang 32)

5. Bố cục của đề tài

1.3.1.Nhân tố bên ngoài

1.3.1.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô a. Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trƣờng chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc có ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty. Thể chế chính trị giữ định hƣớng, chi phối các hoạt động trong xã hội, trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trƣờng chính trị, pháp luật thuộc nhóm các yếu tố vĩ mô, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty, đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định hƣớng kinh doanh của công ty.

Sự tác động của chính trị: Sự ổn định chính trị tạo ra môi trƣờng thuận lợi đối với công ty kinh doanh.

- Sự ổn định hoặc bất ổn trong nƣớc: Sự khủng hoảng của Chính phủ nhƣ lật đổ, xung đột vũ trang, biểu tình trong nƣớc...

- Xung đột với nƣớc ngoài: Thể hiện mức độ thù địch của quốc gia này đối với quốc qua khác, mức độ thù địch dẫn đến sự bùng nổ cạnh tranh, áp dụng chính sách cấm vận, trừng phạt kinh tế... mà các công ty sẽ la những nạn nhân đầu tiên.

- Xu thế chính trị và định hƣớng chung của nền kinh tế: Là định hƣớng chính trị của Chính phủ sẽ áp dụng trong chính sách điều hành quốc gia trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lĩnh vực kinh tế. Chính sách này thể chế thành những đạo luật có hiệu lực pháp lý đối với các công ty.

- Cơ chế bảo hộ sản xuất trong nƣớc: Cơ chế bảo hộ sản xuất trong nƣớc bao gồm nhiều chính sách, biện pháp khác nhau nhằm giúp các nhà sản xuất trong nƣớc tránh khỏi sự cạnh tranh tiềm năng.

Sự tác động của hệ thống pháp luật đối với kinh doanh: Luật pháp của mỗi quốc gia là nền tảng tạo ra môi trƣờng kinh doanh của mỗi nƣớc đó. Các quy định pháp luật của mỗi nƣớc tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty tham gia kinh doanh ở thị trƣờng ở nƣớc đó.

b. Môi trường văn hóa - xã hội

Mỗi công ty kinh doanh đều hoạt động trong môi trƣờng văn hóa- xã hội nhất định. Công ty và môi trƣờng văn hóa- xã hội đều có mối liên hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà công ty cần, tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ mà công ty sản xuất ra.

Dân số và thu nhập: Các số liệu về nhân khẩu học của dân cƣ trong một khu vực thị trƣờng gồm có tổng số nhân khẩu thƣờng trú, độ tuổi, tỷ lệ giới tính, mật độ phân bố dân cƣ...

Những dữ liệu này rất cần thiết để các nhà quản trị hoạch định kế hoạch xây dựng định vụ cơ sở sản xuất, phân phối một sản phầm, dịch vụ nào đó.

Môi trường văn hóa: Môi trƣờng văn hóa có tác động nhiều mặt đến hoạt động của công ty, nhƣ thuê mƣớn lao động trách nhiệm xã hội của công ty, quan niệm đạo đức kinh doanh, truyền thông...

c. Môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: Tăng trƣởng kinh tế hiểu theo nghĩa rộng là sự gia tăng khả năng sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân mà không để lại những suy hại trong tƣơng lai cho nền kinh tế. Thƣớc đo chủ yếu sự thành công kinh tế của một quốc gia là có GDP cao và mức tăng trƣởng nhanh, ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chính sách kinh tế quốc gia: Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hƣớng phát triển nền kinh tế của Nhà nƣớc. Chính sách kinh tế thể hiện: ƣu đãi hay hạn chế đối với một hay một số ngành hay lĩnh vực nào đó.

Chu kỳ kinh doanh: Là sự thăng trầm trong quá trình hoạt động tạo ra của cải của xã hội. Chu kỳ kinh doanh ảnh hƣởng đến công ty về: các quyết định quản trị của công ty, về sự tồn tại của các công ty.

d. Môi trường công nghệ

Công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh. Sự thay đổi của công nghệ mang lại những thách thức và nguy cơ đối với công ty. Sự thay đổi của công nghệ còn đƣợc gọi là sự “phá hủy sáng tạo” luôn mang lại những sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao năng lực của con ngƣời, thay đổi phƣơng pháp làm việc của họ...

Tiến trình đổi mới công nghệ đƣợc coi là quá trình phát triển có tính hệ thống, là khoảng thời gian để biến ý tƣởng mới thành sản phẩm hay dịch vụ có thể tiêu thụ trên thị trƣờng. Tiến trình đổi mới công nghệ làm cho vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn. Nhu cầu đổi mới sản phẩm tăng, nhiều sản phẩm mới đƣợc tung ra thị trƣờng làm cho vòng đời sản phẩm, chu kỳ sản phẩm ngắn lại.

Sự kết hợp giữa tự động hóa và mạng thông tin toàn cầu cho phép các công ty thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế, luân chuyển vốn đầu tƣ một cách nhanh chóng, nhờ đó nâng cao khả năng hoạt động năng suất và hiệu quả.

e. Môi trường tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm các loại khoáng sản tài nguyên trên bề mặt và trong lòng đất. Mặc dù hiện nay do công nghệ hiện đại, con ngƣời sử dụng nguyên liệu tiết kiệm hơn nhƣng nguồn tài nguyên thiên nhiên này ngành càng trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cơ sở hạ tầng kinh tế: Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm cả mạng lƣới giao thông vận tải, đƣờng xã, cầu cống, phƣơng tiện vận chuyển, mạng lƣới thông tin bƣu chính viễn thông, nguồn nhân lực, tính hữu hiệu của các dịch vụ ngân hàng- tài chính.

Những yếu tố này ảnh hƣởng rất quan trọng đến hoạt động của các công ty. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện quyết đối với phát triển nền kinh tế.

f. Môi trường quốc tế

Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này đang tạo cơ hội cho các công ty, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.

Xu hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hóa tác động đến tất cả các lĩnh vực của các nƣớc trên thế giới. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển nhƣng cũng vừa đem lại nhiều thách thức và sức ép cạnh tranh cho các công ty.

Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng mạnh mẽ hơn. Xu hƣớng này làm cho thị trƣờng có nhiều biến động dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tổ chức quản lý, cơ cấu đầu tƣ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xu hƣớng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới cũng nhƣ khuôn khổ quốc gia đều ảnh hƣởng mạnh mẽ tới năng lực của công ty. Hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động có tốc độ phát triển về công nghệ cao thì công nghệ chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh cạnh tranh, là vũ khí cạnh tranh của các công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải có khả năng nắm bắt và đón đầu đƣợc sự phát triển khoa học công nghệ, phải có kế hoạch đầu tƣ đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ.

1.3.1.2. Yếu tố môi trường ngành a. Áp lực nhà cung cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lƣợng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, công ty. Nếu trên thị trƣờng chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hƣởng tới toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ của tất cả các công ty viễn thông.

Khả năng thay thế sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp

Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hƣởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho công ty.

b. Áp lực từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hƣởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty, gây áp lực với công ty về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là ngƣời điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.

Tƣơng tự nhƣ áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng

- Quy mô

- Tầm quan trọng

- Chi phí chuyển đổi khách hàng - Thông tin khách hàng

Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của công ty.

c. Áp lực canh tranh từ các đối thủ hiện tại

Các công ty đang cung ứng dịch vụ sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trƣởng, số lƣợng đối thủ cạnh tranh...

- Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán

- Các rào cản rút lui: Giống nhƣ các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành trở nên khó khăn.

d. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Theo M.Porter, đối thủ tiểm ẩn là các công ty hiện chƣa có mặt trong ngành nhƣng có thể ảnh hƣởng tới ngành trong tƣơng lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới các công ty hiện tại mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này đƣợc thể hiện qua các tiêu chí nhƣ tỷ suất sinh lợi, số lƣợng khách hàng, số lƣợng công ty trong ngành.

- Những rào cản gia nhập ngành: Là yếu tốt làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khắn và tốn kém hơn, bao gồm: (1) Kỹ thuật, (2) Vốn, (3) Các yếu tố thƣơng mại: Hệ thống phân phối, thƣơng hiệu, hệ thống khách hàng..., (4) Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào, bằng cấp, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ...

Sức mạnh của lực lƣợng cạnh tranh do những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là một hàm số với chiều cao của các rào cản nhập cuộc. Rào cản nhập cuộc là các nhân tố sẽ gây khó khăn tốn kém cho các đối thủ muốn thâm nhập ngành, và thậm chí khi họ có thể thâm nhập, họ sẽ bị đặt vào thế bất lợi. Chi phí cho việc gia nhập ngành của các công ty mới càng cao, thì rào cản nhập cuộc càng cao. Rào cản nhập cuộc cao sẽ giữ các đối thủ tiềm tàng ở bên ngoài ngay cả khi thu nhập trong ngành cao. Trong tác phẩm kinh điển về rào cản nhập cuộc của nhà kinh tế học Joe Bain, ông xác định ba nguồn rào cản nhập cuộc là: Sự trung thành nhãn hiệu; Lợi thế chi phí tuyệt đối và tính kinh tế của quy mô. Ngoài các yếu tốt của Bain chúng ta có thể thêm hai rào cản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng đáng xem xét trong nhiều trƣờng hợp đó là: chi phí chuyển đổi, quy định của chính phủ và sự trả đũa.

e. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm, dịch vụ thay thế là sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tƣơng đƣơng với các sản phẩm dịch vụ đang cung ứng.

Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm, dịch vụ thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu tƣơng tự với các sản phẩm, dịch vụ hiện tại, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lƣợng, các yếu tố khác của môi trƣờng nhƣ văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hƣởng tới sự đe dọa của sản phẩm, dịch vụ thay thế.

Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm dịch vụ thay thế: Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ thay thế cho ngành mình.

Chi phí chuyển đổi: ảnh hƣởng tới quyết định mua của ngƣời tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Thái Nguyên (Trang 32)