5. Bố cục của đề tài
1.2.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu cạnh tranh dịch vụ viễn thông
- Ngành viễn thông ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Có thể nói ngành viễn thông ngày càng đóng góp sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Ngành viễn thông ra đời với việc cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định đã thúc đẩy giao thƣơng, giao dịch kinh doanh, góp phần rút ngắn thời gian ra quyết định, sự phát triển bùng nổ của Internet đặc biệt là băng thông rộng đã thúc đẩy quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trình trao đổi thông tin, truyền tải thông tin và hợp tác diễn ra nhanh chóng, sự hợp tác vƣợt biên giới, phạm vị địa lý, hạ tầng viễn thông của Việt Nam nói chúng và tỉnh Thái Nguyên nói riêng ngày càng đƣợc hoàn thiện đã góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó đầu tƣ vào ngành viễn thông ngày càng tăng.
Sự phát triển của ngành viễn thông đã góp phần mở mang tri thức, nâng cao trình độ tri thức, phục vụ đắc lực cho công cuộc hiện đại hóa và đổi mới kinh tế đất nƣớc và tỉnh nhà.
- Là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng để hiện đại hóa đất nƣớc:
Ngành viễn thông cùng với công nghệ thông tin đƣợc xác định là nhân tố quan trọng, tạo nên khâu đột phá, then chốt để phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc.
Ngành viễn thông đƣợc coi là bàn đạp, phƣơng tiện và công cụ để sớm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc mạnh về CNTT và Truyền thông. Bƣớc vào thế kỷ XXI, sự phát triển vƣợt bậc và đến chóng mặt của khoa học công nghệ làm tăng năng suất lao động, tạo ra những phƣơng thức sản xuất mới hết ít thời gian nhƣng kết quả đạt đƣợc nhiều hơn.
Ngành viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, điện di động và Internet phát triển nhanh chóng, từ là loại hàng hóa chỉ dành cho ngƣời giảu, tri thức, ngƣời thu nhập cao thành hàng hóa phổ biến cho mọi tầng lớp trong xã hội từ ngƣời giàu đến ngƣời nghèo, từ tri thức đến nông dân, từ thành thị đến nông thôn đều sử dụng rất đa dạng các dịch vụ viễn thông, đặc biệt thị trƣờng nông thôn rộng lớn đang đƣợc các hãng viễn thông chú trọng phát triển.
Dịch vụ cố định, di động và Internet hạ tầng mạng còn là đầu vào không thể thiếu đƣợc cho sản xuất kinh doanh của các ngành khác, sự phát triển của viễn thông góp phần gia tăng quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa các ngành khác. Ví dụ sự phát triển nhanh chóng của viễn thông là thức đẩy và tạo ra cơ hội lớn cho ngành phát thanh truyền hình hiện đại hóa, ứng dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công nghệ cao, đƣờng truyền băng thông rộng để tạo ra nhiều dịch vụ truyền hình đa dạng phục vụ khách hàng tốt hơn nhƣ truyền hình kỹ thuật số, truyền hình Internet, cầu truyền hình, hội nghị truyền hình...
Ngành viễn thông có vị trí đặc biệt trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, là công cụ, phƣơng tiện và bàn đạp để sớm đƣa đất nƣớc trở thành nƣớc mạnh về viễn thông và công nghệ thông tin.
- Dịch vụ viễn thông bƣớc vào giai đoạn bắt đầu chớm bão hòa và cạnh tranh ngành càng gay gắt giữa các nhà cung cấp.
Theo cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 5 năm 2012 tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng của Việt Nam đạt 132,8 triệu. Trong đó, di động là 122,79 triệu thuê bao. Nhƣ vậy so với dân số cả nƣớc ƣớc đạt gần 88 triệu ngƣời thì trung bình mỗi ngƣời Việt sử dụng 1,5 sim di động. Một nƣớc nghèo, chậm phát triển nhƣ Việt nam thì đây là hiện tƣợng bất thƣờng. Bên cạnh đó thị trƣờng viễn thông lại chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các nhà cung cấp viễn thông. Năm 2012 Việt Nam có 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động, 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động không có hệ thống truy nhập vô tuyến MVNO và 80 doanh nghiệp cung cấp internet. Với một thị trƣờng viễn thông với quá nhiều nhà cung cấp nhƣ vậy thì điều tất yếu dẫn đến sự phát triển quá nóng, ồ ạt, chạy theo khuyến mại để tăng doanh thu, tăng thị phần, tăng thuê bao làm cho ngành viễn thông phát triển không bền vững, tăng trƣởng bong bóng, tăng trƣởng ảo.
Doanh thu bình quân/ thuê bao viễn thông liên tục giảm xuống, trong khi doanh nghiệp vẫn phải tăng đầu tƣ, mở rộng mạng lƣới, khuyến mại sẽ làm giảm lợi nhuận và tái đầu tƣ của các doanh nghiệp, có nghĩa là rất có thể doanh nghiệp ngày càng rơi vào trạng thái hụt hơi khi gia tăng cạnh tranh với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ những thực trạng trên các doanh nghiệp trong ngành viễn thông nói chung và VNPT nói riêng sẽ phải đối mặt với cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh. Là một tỉnh phát triển, thị trƣờng dịch vụ viễn thông trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài tình hình đó. Vì vậy, để có thể đứng vững và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng các doanh nghiệp viễn thông cũng nhƣ VNPT Thái Nguyên cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.