Nhà nước tăng cường các biện pháp kích cầu, giải cứu TTBĐS

Một phần của tài liệu Quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 91)

5. Kết cấu luận văn

4.1.2.Nhà nước tăng cường các biện pháp kích cầu, giải cứu TTBĐS

4.1.2.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách

Trước tình hình kinh tế nước ta đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng thiếu vốn, Chính phủ đã thông qua và chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

84

- Phê duyệt đề án xử lý nợ xấu và ban hành cơ chế chính sách mở rộng tín dụng cá nhân để kích cầu mua nhà ở; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khi chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang tái định cư, nhà ở cho thuê, thuê mua, trả chậm, nhà công vụ; xem xét phê duyệt đề án về một số cơ chế, chính sách nhà ở cho đối tượng hưởng lương trên địa bàn; đề nghị các bộ, ngành tiếp tục thực hiện quy định về giãn nộp tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 13 của Chính phủ; xem xét việc giảm thuế VAT đối với người mua lần đầu…

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Chỉ thị 2196/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý TTBĐS; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị của chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, BĐS.

- Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã GPMB nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì cho phép điều chỉnh quy hoạch để tăng tỷ trọng nhà ở xã hội phục vụ người nghèo, nhà ở cho công nhân, điều chỉnh cơ cấu nhà ở trong dự án để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ câu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.

Song song với đó là các giải pháp về rà soát quy hoạch, rà soát dự án, loại bỏ một số dự án và cho chuyển đổi một số dự án sang nhà ở xã hội, một số dự án được thay đổi công năng sử dụng sang kinh doanh dịch vụ. Xa hơn là các giải pháp tài chính giải quyết nợ xấu nói chung và nợ xấu trong BĐS nói riêng; các giải pháp về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, xây dựng và TTBĐS.

4.1.2.2. Các giải pháp tài chính

- Triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để giúp vốn vay ưu đãi cho cả người có thu nhập thấp mua nhà ở và cho cả các doanh nghiệp BĐS có nhu cầu chuyển đổi dự án sang khu vực giá rẻ hoặc nhà ở xã hội.

- Về lãi suất, Chính phủ chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội. “lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm.

85

- Chính phủ yêu cầu ngân hàng xây dựng đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ BĐS. Thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp.

- Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp.

Một phần của tài liệu Quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 91)