- Kính đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo:
+ UBND các huyện theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của mình chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng triển khai Chính sách chi trả DVMTR tại địa phƣơng. Đặc biệt trong công tác rà soát lƣu vực các thủy điện, xây dựng phƣơng án BVR, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, giao khoán BVR và thống kê danh sách đối tƣợng cung ứng DVMTR để làm căn cứ chi trả tiền DVMTR kịp thời cho các chủ rừng và hộ nhận khoán;
+ Các cơ sở sử dụng DVMTR chấp hành nghiêm việc nộp tiền đầy đủ, đúng thời gian theo quy định của Nghị định và các văn bản hƣớng dẫn.
- UBND tỉnh cần phê duyệt ban hành sớm hồ sơ diện tích cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng của từng lƣu vực để bên chi trả theo dõi và kiểm soát giám sát diện tích rừng đơn vị phải chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Đảm bảo thực hiện tốt việc công khai chi trả và kiểm tra, giám sát của bên chi trả.
Trong thời gian tới khi cơ chế này đã đi sâu vào nhận thức của cộng đồng và xã hội, họ đã nhận thức đƣợc lợi ích mà cơ chế này mang lại và họ sẵn lòng tiếp nhận. Nguồn thu này có có là nguồn thu nhập chính nuôi sống đƣợc gia đình họ thì tỉnh Nghệ An nên tiên phong đi trƣớc chuyển sang hình thức chi trả trực tiếp để giảm đi chi phí trung gian: Chi phí hoạt động của Bộ máy Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng, Chi phí của đơn vị chủ rừng và nâng cao mức thu nhập cho ngƣời trực tiếp giữ rừng đồng thời một phần chia sẽ lợi ích cho cộng đồng nằm trong khu vực giáp ranh với rừng để cùng hợp tác trong công bảo vệ rừng;
Ban hành Quyết định quy định về Quy trình, thủ tục lập kế hoạch, phê duyệt dự toán và quyết toán tài chính của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh Nghệ An để làm cơ sở triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với thu- chi dịch vụ mội trƣờng rừng trong thời gian tới một cách đồng bộ, hiệu quả đảm bảo theo quy định của pháp luật; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính cho Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng và đơn vị chủ rừng về kinh phí quản lý theo hƣớng tự chủ hoàn toàn, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản lý Quỹ về hiệu quả sử dụng nguồn tài chính chi trả dịch vụ MTR.
KẾT LUẬN
Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng là một chính sách phù hợp với thực tiễn, thể hiện đƣợc mối quan hệ kinh tế giữa ngƣời sử dụng các dịch vụ môi trƣờng rừng trả cho ngƣời cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng. Chính sách này đã tạo ra nguồn tài chính mới để đầu tƣ cho sự nghiệp bảo vệ rừng và phát triển rừng ở Nghệ An, nhằm giảm nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, tăng đầu tƣ phát triển, nâng cao chất lƣợng rừng, trong quá trình thực hiện cũng còn có những khó khăn, hạn chế nhất định trong cơ chế tài chính. Vì vậy, Luận văn hƣớng tới việc hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An.
Nội dung Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về Cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng. Làm rõ các khái niệm, nguyên tắc, nội dung, bản chất của Cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng. Qua đó, làm sáng tỏ tầm quan trọng của Cơ chế tài chính trong triển khai thực hiện chính sách dịch vụ môi trƣờng rừng. Đồng thời luận giải đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An .
Luận văn đã nêu đƣợc thực trạng cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An; Kết quả thực hiện chính sách, nêu rõ những mặt đƣợc cũng nhƣ những mặt còn tồn tại và phân tích các nguyên nhân dẫn đến tồn tại.
Xuất phát từ cơ sở lý luận chung và những hạn chế khi nghiên cứu thực trạng cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng tại Nghệ An. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lƣợng trong việc thực hiện cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành và địa phƣơng nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng để triển khai thực hiện hiệu quả hơn .
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có sự cố gắng nỗ lực rất cao để hoàn thành Luận văn một cách tốt nhất. Song do đây là một nội dung rất rộng,
phức tạp và rất mới tại Việt Nam; trong khuôn khổ một Luận văn Thạc sĩ do hạn chế về mặt thời gian và hạn chế về kiến thức. Vì vậy Luận văn này chắc chắn còn nhiều hạn chế. Tác giả rất mong đƣợc các Thầy, Cô giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm đề tài này, đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả có thể hoàn thiện, bổ sung những kiến thức còn thiếu sót.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Thông tư hướng
dẫn 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011. của Bộ Nông nghiệp và PTNN.
3. Chính phủ, 2008. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14//1/2008 về
quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, của Chính Phủ. Hà Nội.
4. Chính phủ, 2010. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về
chính sách chi trả dịc vụ môi trường rừng của Chính Phủ. Hà Nội
5. Juergen H, Tô Thi Thu Hƣơng, 2011. Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam - kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng, The center for people and forests, RECOFTC.
6. Hoàng Minh Hà , Katherine, W., và các tác giả khác, 2008. Chi trả dịch vụ môi trường: kinh nghiê ̣m và bài học tại Viê ̣t Nam, World Agroforestry
Centre (ICRAF). Hà Nội: Nxb Thông tấn.
7. Mai Mạnh Hùng, 2005. Tài sản công và sử dụng Tài sản công ở
Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Hà Nội.
8. RUPES (Rewarding Upland poor for Environment Services), 2004.
Chiến lược mới nhằm đền đáp cho người nghèo vùng cao Chấu Á để bảo tồn
và cải thiện môi trường của chúng ta, World Agroforestry Center, ICRAF.
9. Phạm Đức Phong, 2002. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà
nước tại đơn vị sự nghiệp. Đề tài nghiên cứu khoa học. Hà Nội.
10.Nguyễn Thị Lan Phƣơng, 2006. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
11.Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An, 2013. Báo cáo tổng kết năm 2013, phương hướng và nhiệm vụ năm 2014 của Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng Nghệ An.
12.Quốc Hội, 2004. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của Quốc hội nước
CHXHCN việt nam năm 2004. Hà Nội.
13.Trần Kim Thanh. 2008. Giá trị của rừng về bảo tồn nước và kiểm
soát xói mòn lưu vực Đa nhim, tỉnh Lâm Đồng, Khảo sát kinh tế xã hội để
đánh giá chính sách thí điểm của chính phủ Việt nam về chi trả DVMTR ở tỉnh Lâm đồng. Lâm Đồng.
14.Thông tƣ số 20/2011/TT_BNNPTNT ngayf7/5/2012 về Hƣớng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, của Bộ Nông nghiệp và PYNT.
15.Phạm Quang Trung, 2003. Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý
tài chính trong tập đoàn kinh doanh. Hà Nội: Nxb Tài chính.
16.UBND tỉnh Nghệ An, 2011. Quyết định số 69/2011/QĐ-UB ngày
16/11/2011 về việc thành lâp Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An.
Nghệ An.
17.UBND tỉnh Nghệ An, 2012. Quyết định số 52/2012/QĐ-UB ngaỳ 01/8/2012 về việc ban hành Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng Nghệ An. Nghệ An.
18.UBND tỉnh Nghệ An, 2012. Quyết định số 4152/QĐ-UB ngày 24/10/2012 Ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng tỉnh Nghệ An. Nghệ An.
19.UBND tỉnh Nghệ An, 2012. Quyết định số 4638/QĐ-UB ngày 16/11/2012 Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng
20.UBND tỉnh Nghệ An. Dự án quy hoạch và phát triển rừng Nghệ An
giai đoạn 2011 – 2020. Nghệ An.
21.Winrock International, 2010. Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nghiên cứu trường hợp thực hiện ở tỉnh Lâm đồng, Việt Nam từ 2006 đến 2010, Winrock International.
22.Nguyễn Văn Xa, 2000. Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý Tài sản
công giai đoạn 2001-2010. Đề tài khoa học cấp bộ.
Tài liệu Tiếng nƣớc ngoài
23.Eugene F. Brigham, Michael C. Ehrhard, 2008. Financial Decision Making
24.Sudhindra Bhat, 2008 and Great Britain, 2011. Impact of financial management on the profitability of samll and medium trade and service enterprises in thai nguyen province.
25.Sudhindra Bhat (2008). Financial Management.