trƣờng rừng tại Nghệ An
Với hơn 10,91% dân số Nghệ An là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm 6 dân tộc sống trong rừng và gần rừng (dân tộc Thái 8,25%, dân tộc Thổ 0,99%, dân tộc Khơ Mú 0,84%, dân tộc Hơ Mông 0,80%, dân tộc Ơ Đu 0,01%, dân tộc khác 0,02%). Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển nên có tác động lớn với rừng và đất rừng. Nghệ An có diện tích rừng với độ che phủ 53,9 %. Vì vậy thực hiện giao rừng, khoán bảo vệ rừng sẽ đóng góp đáng kể về xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc sống gần rừng và bảo vệ môi trƣờng, ổn định an ninh chính trị xã hội tại địa phƣơng. Đây cũng là đặc thù chung của tỉnh về thực hiện các chính sách giao và khoán rừng.
Nguồn kinh phí thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng hàng năm đều phải dựa vào nguồn vốn ngân sách cấp từ nguồn kinh phí các chƣơng trình dự án Trung ƣơng và nguồn kinh phí sự nghiệp lâm nghiệp của tỉnh cân đối. Kinh phí thực hiện giao khoán bảo vệ rừng đƣợc trả cho hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng từ 100.000 đ/ha/năm đến 200.000 đồng/ha/năm.
Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng (theo mục tiêu Quốc gia). Đối với Nghệ An đây là một Dự án lớn và thời gian kéo dài liên tục 10 năm (1999-2010), đƣợc cân đối từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc, thì lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là đối tƣợng chủ yếu thuộc các lĩnh vực rừng phòng hộ, thuộc vùng cao đầu nguồn, cũng là vùng gắn với đông đảo đồng bào các dân tộc của tỉnh Nghệ An, chỉ cố gắng cân đối đầu tƣ đƣợc nhƣ sau:
- Bảo vệ rừng phòng hộ: 1.258.682 lƣợt/ha. Vốn đầu tƣ: 80.061 triệu đồng, bình quân mỗi năm chỉ có 8 tỷ đồng/năm.
- Khoanh nuôi rừng: 486.904 ha. Vốn đầu tƣ: 36.119 triệu đồng, bình quân mỗi năm chỉ có 3,6 tỷ đồng/năm.
Diện tích bảo vệ rừng phòng hộ đƣợc đầu tƣ hàng năm là 100 ngàn ha/875.010 ha, mới đáp ứng tỷ lệ 11,4%, còn trên 80% giao cho các hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân tự bảo vệ.
Suất đầu tƣ bảo vệ thấp đƣợc điều chỉnh từ 50 ngàn đồng/ha, lên 100 ngàn đồng/ha, và tăng lên 200 ngàn đồng/ha. Nếu tính theo định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nƣớc ban hành, thì suất đầu tƣ bảo vệ rừng chƣa đƣợc đáp ứng.
Qua 3 năm (2011-2013) triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã làm chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ rừng, đã thu tiền DVMTR đƣợc 89.007.585 nghìn đồng. Đây là nguồn kinh phí bổ sung cho nguồn vốn bảo vệ phát triển triển rừng, đã làm giảm gánh nặng cho ngân sách tỉnh trong việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh cho công tác bảo vệ và phát triển rừng
hàng năm. Nâng cao nguồn thu nhập khi có dịch vụ môi trƣờng rừng, từng bƣớc làm yên lòng ngƣời sống bằng nghề rừng nhất là hộ đồng bào dân tộc.
Ngƣời dân nhận đƣợc tiền từ các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng bằng chính kết quả lao động của mình, họ đã hiểu rõ mục đích của việc bảo vệ rừng và giá trị lao động của họ đã trở thành hàng hóa. Tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đã trở thành một phần quan trọng trong thu nhập của mỗi hộ nghèo, đã giúp cho thu nhập và cuộc sống của họ đƣợc cải thiện đáng kể, số vụ xâm phạm vào rừng trái pháp luật đã giảm đi rõ rệt. Thực hiện có hiệu quả định hƣớng giảm nghèo gắn với quyền lợi bảo vệ môi trƣờng.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đã làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự đồng thuận và ý thức trách nhiệm của các đối tƣợng phải chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng khi đầu tƣ khai thác các giá trị dịch vụ môi trƣờng rừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ sản xuất thuỷ điện, cung cấp nƣớc sinh hoạt, phát triển thủy lợi, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, nuôi cá nƣớc lạnh.
Rừng ở khu vực chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc quản lý tốt hơn, giảm số vụ vi phạm, đời sống ngƣời tham gia lao động nghề rừng đƣợc cải thiện. Góp phần ổn định an ninh chính trị trong khu vực;