Diện tích và chất lƣợng rừng tăng góp phần nâng cao hiệu quả phòng hộ của rừng: Hạn chế lũ quét, giữ đất chống xói mòn, hạn chế đất bồi lấp các hồ đập thủy điện, thủy lợi; Điều tiết nguồn nƣớc giữa mùa mƣa và mùa khô. Rừng phát triển tạo môi trƣờng sinh thái cho động thực vật rừng tồn tại và phát triển, bảo tồn đƣợc nguồn gen đa dạng sinh học miền tây Nghệ An theo quyết định của Chính phủ là khu dự trữ sinh quyển Quốc gia.
Đến năm 2020 đƣa độ che phủ lên 59%. Trồng rừng bình quan 15.000 ha/năm từ 2010 đến 2015 và 17.000 ha/năm từ 2016 đến 2020 (bao gồm cả trồng mới và trồng lại sau khai thác).
Khoanh nuôi rừng tự nhiên: 4.000 ha/năm
4.1.3. Định hƣớng về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
Tổng nguồn vốn thu từ các đối tƣợng phải chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng dự kiến trong giai đoạn 2011-2020 là 280.000.000.000 đồng, Nguồn vốn này đƣợc ủy thác về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh để chi trả cho haotj động khoán quản lý bảo vệ rừng. Trong đó:
Khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng và các tổ chức trong nhiều năm qua vẫn khẳng định là hoạt động lâm nghiệp phù hợp với năng lực và nhận thức của đối tƣợng tham gia cũng nhƣ hiện trạng tài nguyên rừng của Nghệ An. Thực hiện cơ chế khoán thể hiện vai trò phối hợp của đơn vị chủ rừng với cộng đồng, hộ dân, chính quyền địa phƣơng và cơ quan kiểm lâm.Từ mức chi trả kinh phí ban đầu còn thấp đến nay đã từng bƣớc nâng mức chi trả khoán từ việc lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách trung ƣơng, địa phƣơng, các chƣơng trình dự án và gần đây nhất là nguồn lợi rõ rệt từ chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Vì vậy vận hành hoạt động ngành lâm nghiệp trong thời gian tới, hình thức khoán quản lý bảo vệ rừng vẫn đóng vai trò quan trọng cần ƣu tiên triển khai.
Trong xu thế quốc tế, khu vực và quốc gia đang nỗ lực chống biến đổi khí hậu, huy động và thiết lập các hệ thống chia sẻ lợi ích từ hƣởng lợi dịch vụ môi trƣờng rừng cho cộng đồng, hộ dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng là chƣơng trình ƣu tiên trong thời gian tới nhằm góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng, giảm nghèo hiệu quả ở các địa phƣơng có rừng. Đây là nguồn lực mới góp phần phát triển ngành Lâm nghiệp của Tỉnh, thông qua thực hiện cơ chế tài chính “những người được hưởng lợi từ rừng có
trách nhiệm đóng góp nhằm bảo vệ và phát triển rừng”. Ƣu tiên thực hiện
chƣơng trình là từng bƣớc giảm dần việc cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc để trả công cho ngƣời nhận khoán bảo vệ rừng để đầu tƣ vào các hoạt động nâng cao chất lƣợng rừng.