Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An (Trang 79)

3.3.2.1. Tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện

- Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, nhƣng trong quá trình thực thi Chính sách vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn nhƣ sau: Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại một số địa bàn huyện, xã để triển khai chính sách còn chƣa thực sự quyết liệt; Sự gắn kết, phối hợp giữa các sở, ngành cần chặt chẽ hơn; Chƣa hoàn thành việc rà soát xác định cụ thể ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng đến từng chủ rừng, chủ quản lý, do đó chƣa có căn cứ để chi trả đầy đủ cho các chủ rừng và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng;

- Sự phối hợp để thực hiện Chính sách chi trả DVMTR giữa chủ rừng là tổ chức với các hộ nhận khoán và chính quyền địa phƣơng, Ban lâm nghiệp xã, lực lƣợng Kiểm lâm địa bàn ở một số nơi chƣa cao;

- Diện tích giao khoán tuy đƣợc bảo vệ tốt hơn nhƣng vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Nhiều hộ nhận khoán vẫn còn xem việc giao khoán BVR là một chính sách hỗ trợ về thu nhập cho ngƣời dân nên vẫn còn xem nhẹ trách nhiệm, chƣa tổ chức tốt việc tuần tra, BVR;

- Việc hƣớng dẫn các biện pháp kỹ thuật, sử dụng thừa kế tài liệu để rà soát ranh giới, diện tích và trạng thái rừng tƣơng đối chặt chẽ, nhƣng quá trình rà soát nhận thấy sai lệch giữa bản đồ và trên thực địa còn khá lớn. Có thể do nguyên nhân trạng thái rừng trên bản đồ quy hoạch 3 loại rừng làm từ năm 2007, trải qua hơn 7 năm đã có nhiều sai khác, nhƣng khối lƣợng công việc và kinh phí để điều tra thực địa chƣa đủ đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng của việc rà soát;

- Việc xác định ranh giới, diện tích rừng cho từng chủ rừng và rà soát việc giao khoán BVR đến từng chủ rừng trong lƣu vực cung ứng DVMTR là một trong những tồn tại, thách thức lớn nhất hiện nay. Đây là công việc khá phức tạp, mang tính chuyên môn kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí công sức với khối lƣợng công việc lớn, thuộc phạm vi ranh giới hành chính của nhiều huyện, nhiều đơn vị, nhiều chủ rừng khác nhau, với diện tích rừng rất rộng lớn, phân tán và ở những địa bàn khó khăn… nên công tác giải ngân cho các chủ rừng chƣa kịp thời và chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu.

- Một số cơ sở sử dụng DVMTR không nghiêm túc trong việc thực hiện Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, lấy nhiều lý do để trì hoãn việc nộp tiền chi trả DVMTR, dẫn đến kế hoạch thu của Quỹ tỉnh đối với một số cơ sở này chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu đề ra;

cũng nhƣ các quy định liên quan tới hệ thống giám sát và đánh giá. Việc chƣa có các hƣớng dẫn cụ thể dẫn tới tình trạng hiểu và thực thi khác nhau tại các địa phƣơng cũng nhƣ sự e dè trong công tác triển khai Nghị định do e ngại làm sai định hƣớng đã làm chậm quá trình thực hiện trên địa bàn. Bên cạnh đó, để triển khai thực hiện chi trả DVMTR đúng và trúng, cần thiết phải xác định rất chính xác, rõ ràng ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng, hộ gia đình và cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng cả trên hồ sơ quản lý và ngoài thực địa, đây là vấn đề tồn tại lớn nhất liên quan đến quá trình giao đất, giao rừng trƣớc đây và do biến động rất lớn của quá trình quản lý, sử dụng rừng, đất rừng đã và đang diễn ra hiện nay. Do vậy, để thực hiện đƣợc việc rà soát, thống kê cụ thể danh sách đối tƣợng cung ứng DVMTR phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí.

3.3.2.2. Hạn chế.

Quá trình triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR, Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ƣơng đã ban hành nhiều văn vản quy phạm pháp luật và văn bản hƣớng dẫn nhƣ: Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, thông tƣ số 80/2011/TT- BNNPTNT, thông tƣ số 85/2012/TT-BTC, thông tƣ liên tịch số 62/2012/TTLT- BNNPTNT-BTC… nội dung các văn bản quy định này cơ bản là phù hợp và kịp thời. Tuy nhiên, một số nội dung quy định còn khó khăn trong quá trình thực hiện áp dụng ở địa phƣơng, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.7. Tổng hợp nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách

TT Văn bản đề xuất

sửa, bổ sung Điểm vƣớng mắc Đề xuất sửa đổi, bổ sung Lý do

I Nghị định Chính phủ

1 Nghị định số

99/2010/NĐ-CP

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11: Mức chi trả và xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng

- Không quy đinh cứng mức chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng đối với cơ sở sản xuất thuỷ điện là 20 đồng/1kwh điện thƣơng phẩm và đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nƣớc sạch là 40 đ/m3 nƣớc thƣơng phẩm. Mà quy định: Tỷ lệ % theo giá điện thƣơng phẩm, nƣớc thƣơng phẩm kế hoạch hàng năm của cấp có thẩm quyền.

- Bổ sung: chế tài xử lý đối với các cơ sở sản xuất Thủy điện, các cơ sở sản xuất và cung cấp nƣớc sạch nếu không nộp tiền theo quy định.

- Vì nếu quy định cứng 20 đồng/1kwh

điện thƣơng phẩm và 40 đ/m3

nƣớc thƣơng phẩm thì hàng năm giá điện, nƣớc có sự thay đổi lớn (giá thƣờng tăng lên hàng năm) trong khi đó tiền DVMTR giữ nguyên là bất hợp lý, không công bằng với bên cung ứng DVMTR.

- Nếu không có chế tài xử lý đủ mạnh thì các cơ sở này sẽ cố tình chây ì chậm nộp tiền hoặc không chịu nộp tiền, mặc dù đã ký hợp đồng uỷ thác. 2 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP (Điều 15, Khoản 2, Mục b) và Thông tƣ số 85/2012/TT-BTC (Điều 6) Về mức tồn quỹ dự phòng: Mức tồn quỹ dự phòng trên tối đa bằng 5% tiền ủy thác dịch vụ môi trƣờng rừng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của năm báo cáo.

Bỏ quy định: Mức tồn quỹ dự phòng trên tối đa bằng 5% tiền ủy thác dịch vụ môi trƣờng rừng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của năm báo cáo

- Nên quy định: Mỗi năm Quỹ cấp tỉnh lập khoản dự phòng 5% so với tổng tiền ủy thác chuyển về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và các nguồn kinh phí

- Nếu theo quy định hiện hành thì mức tồn quỹ dự phòng là quá ít không đủ kinh phí để triển khai phƣơng án hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ đƣợc giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trƣờng hợp có thiên tai, khô hạn.

gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ đƣợc giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trƣờng hợp có thiên tai, khô hạn. - Nên thêm nội dung chi Quỹ dự phòng là: Hỗ trợ điều tiết đơn giá chi trả DVMTR tại các lƣu vực thuỷ điện có đơn giá quá thấp (có thể quy định hỗ trợ cho những lƣu vực có đơn giá dƣới 100.000VNĐ/ha/năm). Mức chi điều tiết do Hội đồng quản lý Quỹ tỉnh Quyết định.

- Nếu đơn giá quá thấp, không có hỗ trợ thêm thì việc nhận khoán bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, ngƣời dân không hứng thú vì không đảm bảo đƣợc công lao động và cuộc sống (mặc dù đây chỉ là một trong những nguồn thu nhập của họ)

3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP; Thông tƣ số 85/2012/TT-BTC và Thông tƣ liên tịch số 62/2012/TTLT- BNNPTNT-BTC

Nội dung thu (thêm) Bổ sung phần thu: Nguồn tiền DVMTR

năm trƣớc không chi hết do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Diện tích rừng không đạt tiêu chuẩn nghiệm thu; diện tích rừng chƣa lập hồ sơ, thống kê đối tƣợng cung ứng DVMTR kịp thời… chuyển kết dƣ sang năm sau để tiếp tục chi trả (hoặc có thể đƣa vào Quỹ dự phòng)

Do có một số thuỷ điện mới đi vào hoạt động đƣợc Quỹ ký hợp đồng uỷ thác và chuyển tiền về Quỹ tỉnh, trong khi đó công tác rà soát lƣu vực, lập hồ sơ thiết kế giao khoán, thống kế đối tƣợng cung ứng DVMTR chƣa kịp thời nên chƣa có căn cứ chi trả. Mặt khác, trong quá trình thực hiện có một số diện tích rừng không đủ điều kiện nghiệm thu nên không đƣợc thanh toán.

4 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP (Điều 7; Khoản 3, 4, 5)

Đối tƣợng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR sau:

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nƣớc trực tiếp từ nguồn nƣớc phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất.

- Các tổ chức, cá nhân kinh

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam sớm có hƣớng dẫn cụ thể việc thu tiền từ các nội dung này.

Do chƣa có hƣớng dẫn cụ thể nên địa phƣơng rất khó triển khai thực hiện.

doanh dịch vụ du lịch có hƣởng lợi từ dịch vụ môi trƣờng rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.

- Các đối tƣợng phải trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng cho dịch vụ hấp thụ và lƣu giữ các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản 5 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP (Điều 10; khoản 1, 2) và Thông tƣ số 85/2012/TT- BTC (Điều 2, khoản 2, mục c) Các khoản đóng góp bắt buộc về Quỹ BVPTR tỉnh sau: - Đóng góp của chủ rừng khi còn khai thác, kinh doanh gỗ trong những trƣờng hợp sau đây: + Tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng;

+ Tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng hoặc nhận chuyển nhƣợng rừng nhƣng tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhƣợng rừng đã trả có nguồn gốc

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam sớm có hƣớng dẫn cụ thể việc thu tiền từ các nội dung này.

Do chƣa có hƣớng dẫn cụ thể nên địa phƣơng rất khó triển khai thực hiện.

+ Hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng.

- Đóng góp của cơ sở kinh doanh cảnh quan, nghỉ dƣỡng, dịch vụ sinh thái - môi trƣờng rừng. 6 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP (Điều 12, khoản 2) và Thông tƣ số 85/2012/TT-BTC (Điều 3, khoản 2, mục b)

Nội dung Chi hỗ trợ cho các chƣơng trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án

Thêm nội dung: Chi hỗ trợ hoặc đầu tƣ trồng, chăm sóc rừng

Vì trong Nghị định số 05 và Thông tƣ số 85 có nội dung: Đóng góp từ các dự án đầu tƣ phải khai thác rừng để giải phóng mặt bằng và có yêu cầu phải trồng lại rừng nhƣng không có điều kiện, nên cần hồ trợ đầu tƣ trồng, chăm sóc rừng để bù đắp phần nào diện tích rừng đã chuyển đổi. II Thông tƣ hƣớng dẫn 1 Thông tƣ số 80/2011/TT- BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Điều 3, khoản 2: Hệ số K thành phần Không đƣa hệ số K4

không đƣa vào áp dụng; còn hệ số K1 đƣa vào áp dụng cũng cần phải xem xét

- Hệ số K4 là điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo mức độ khó khăn đối với việc bảo vệ rừng, gồm yếu tố xã hội và địa lý: Yếu tố này mang tính chất trừu tƣợng, khó xác định;

- Hệ số K1 là điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo trạng thái và trữ lƣợng rừng: Để xác đinh đƣợc hệ số này phải mất nhiều thời gian và kinh phí thực hiện. Mặt khác, quá trình áp dụng thực hiện rất dễ xảy ra thắc mắc, mâu thuẩn giữa các đối tƣợng cung ứng DVMTR.

số 62/2012/TTLT- BNNPTNT-BTC

hạn thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc thực hiện đến hết ngày 30/4 của năm sau

soát lƣu vực, hồ sơ thiết kế giao khoán BVR và kết quả nghiệm thu thanh toán từ năm trƣớc thì thời hạn thanh toán áp dụng đến hết ngày 30/4 năm sau;

- Đối với các lƣu vực đến 30/4 năm sau chƣa có hồ sơ thiết kế giao khoán, chƣa có kết quả nghiệm thu theo quy định thì cho phép kéo dài thời hạn thanh toán.

- Vì không cho phép kéo dài thời hạn thanh toán thì tiền DVMTR của năm trƣớc lại không đƣợc phép chi trả (Hoặc cần có hƣớng dẫn cụ thể để giải ngân nguồn tiền DVMTR của năm trƣớc do quá thời hạn 30/4 chƣa giải ngân đƣợc).

Tại Nghệ An chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng là một cơ chế tài chính mới thực hiện đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan. Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng tại Tỉnh Nghệ An không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Có thể khái quát các hạn chế này qua các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, mức thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng: Đối với các nhà máy sản xuất điện là 20 đồng/Kwh thực sự chƣa thuyết phục cao đối với bên phải chi trả, do chủ yếu dựa vào quy định của Chính phủ, nên bƣớc đầu triển khai thu đối với tỉnh Nghệ An cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một số nhà máy thủy điện tƣ nhân còn cố tình tránh né và không thực hiện việc kê khai và nộp tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.

Thứ hai, phân bổ nguồn thu DVMTR: Trích lập chi phí cho hoạt động Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tối đa là 10% trên tổng số thu do Ủy ban nhân tỉnh quy định; Trong quá trình triển khai ban đầu Tỉnh Nghệ An đã trích theo mức tối đa; Kinh phí quản lý của các đơn vị chủ rừng đƣợc trích 10% trên số còn lại sau khi đã trừ chi phí hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện trong thời gian qua tại Nghệ An thì hàng năm kinh phí này đều không sử dụng hết; Đồng thời các quy định về chi cho 2 khoản chi này này đều chƣa đƣợc các Bộ, ngành quy định cụ thể.

Thứ ba, phân bổ tiền chi trả DVMTR đối với bên phải chi trả: Tiền thu dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp (đƣa vào giá thành sản phẩm), nên thực sự chƣa kích thích phát triển của Doanh nghiệp và lòng nhiệt tình của ngƣời đƣợc chi trả. Vì Doanh nghiệp thì đâu phải mất thêm chi phí nào, nó đã đƣợc tính thêm chi phí để cấu thành giá thành đầu ra của sản phẩm và cuối cùng là ngƣời tiêu dùng (trong đó có cả ngƣời đƣợc chi trả để tạo ra dịch vụ) phải gánh chịu khoản chi phí thêm này so với trƣớc đây chƣa có cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng này.

Thứ tư, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR: Các Bộ, ngành có liên quan chậm ban hành kịp thời

hƣớng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng nói chung và của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng nhƣ: Phƣơng thức quản lý, mô hình tài chính, chế độ kế toán …

Thứ năm, việc rà soát diện tích rừng để chi trả DVMTR: Việc rà soát

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)