Các quan hệ tài chính hiện hành giữa các chủ thể: cơ quan quản lý, chủ rừng và

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An (Trang 72)

chủ rừng và ngƣời nhận giao khoán bảo vệ rừng

3.2.4.1. Nhà nước:

- Chính phủ là cơ quan ban hành chính sách. Ơ địa phƣơng, UBND tỉnh là cơ quan triển khai và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý chỉ đạo Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng thực hiện chính sách.

- UBND tỉnh Nghệ An: đã cũ thể hóa với các Quyết định một cách chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm cho các cấp các ngành để quản lý chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện. Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng của tỉnh – chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do một đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh. Quyết định ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiển soát Quỹ. Quyết định Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ.

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Dự thảo quy định diện tích rừng trong lƣu vực thực hiện chính sách; Dự thảo quy định hệ số K trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; Thẩm định danh sách chủ rừng là các tổ chức để trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ; Chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính thẩm định kế hoạch, dự toán và quyết toán kinh phí chi trả DVMTR hàng năm do Quỹ Bảo vệ và PTR lập để trình UBNT tỉnh phê duyệt; Đề xuất địa bàn cụ thể thực hiện chính sách; Chủ trì xây dựng các Đề án trình UBND tỉnh; Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chính sách; Báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc lập các đề án, dự án và các hoạt động khác; Quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

- UBND huyện, xã: Đề nghị danh sách chủ rừng là các tổ chức để trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và UBND tỉnh quyết định; Quyết định danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ trên cơ sở đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp của huyện; Tổ chức phổ biến,

định này đối với những đối tƣợng trực tiếp thực hiện chính sách; Tham gia giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn theo hƣớng dẫn của UBND tỉnh.

3.2.4.2. Bên được cung ứng DVMTR

Tự kê khai số tiền DVMTR phải chi trả ủy thác vào Quỹ Bảo vệ và PTR; Thực hiện việc chi trả DVMTR đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho Quỹ Bảo vệ và PTR; Đề nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả DVMTR trong trƣờng hợp bên cung ứng DVMTR không đảm bảo đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lƣợng rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tƣơng ứng.

3.2.4.3. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Yêu cầu Quỹ bảo vệ và phát triển rừng chi trả tiền DVMTR theo quy định; Tham gia việc kiểm tra giám sát; Chủ rừng phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ đƣợc bảo vệ và phát triển theo quy định; Hộ nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ đƣợc bảo vệ và phát triển theo đúng hợp đồng đã ký kết với chủ rừng; Chủ rừng là tổ chức nhà nƣớc phải sử dụng số tiền đƣợc chi trả theo đúng quy định

3.2.4.4. Bên nhận ủy thác (Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh)

Xác định số tiền phải chi trả của từng đối tƣợng sử dụng dịch vụ theo kỳ thanh toán bên địa bàn; Đại diện cho bên cung ứng DVMTR ký hợp đồng với bên sử dụng DVMTR phải trả tiền ủy thác về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; Tiếp nhận tiền ủy thác của bên sử dụng DVMTR do Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam chuyển đến và tiền chi trả từ bên sử dụng DVMTR chuyển trực tiếp đến Quỹ; Thực hiện việc chi trả DVMTR cho các chủ rừng trên cơ sở số lƣợng và chất lƣợng rừng của các chủ rừng có xác nhận của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đối với chủ rừng là tổ chức), có xác nhận của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cấp huyện do UBND huyện chỉ định (đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn) và chi trả tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo đề nghị

của các chủ rừng có xác nhận của UBND cấp xã; Tổ chức kiểm tra các chủ rừng trong việc cung ứng DVMTR, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng DVMTR; Lập báo cáo quyết toán thu - chi tiền chi trả DVMTR hàng năm; Báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm ; Thông báo kết quả chi trả tiền DVMTR đến các đơn vị chủ rừng cho bên sử dụng DVMTR.

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)