Thu từ dịch vụ môi trƣờng rừng

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An (Trang 28)

Thu dịch vụ môi trƣờng rừng là nguồn thu đƣợc phát sinh từ bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng (bên bán) cho bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng

rừng (bên mua) thông qua hợp đồng thỏa thuận tự nguyện có ràng buộc về mặt pháp lý giữa bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng.

1.4.1.1. Đối tượng phải chi trả

Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất thủy điện;

Các cơ sở sản xuất và cung ứng nƣớc sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất nƣớc sạch;

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nƣớc trực tiếp từ nguồn nƣớc phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất;

Các tổ chức cá nhân, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hƣởng lợi từ dịch vụ môi trƣờng rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.

Các đối tƣợng phải trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng cho dịch vụ hấp thụ và lƣu giữ các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

1.4.1.2. Xác định mức chi trả

Theo nghiên cứu, đánh giá của Chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng châu Á do Thạc sĩ kinh tế Trần Kim Thanh thực hiện vào tháng 4/2008 Về Giá trị của rừng trong việc bảo tồn nƣớc và kiểm soát xói mòn lƣu vực Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng ở vùng thƣợng lƣu của sông Đồng Nai để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách thí điểm cấp quốc gia về Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng cho tỉnh Nghệ An.

Trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể cho việc sản xuất điện ở nhà máy thủy điện Đa Nhim đã sử dụng nguồn nƣớc từ lƣu vực Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng ở vùng thƣợng lƣu của sông Đồng Nai đã cho thấy:

Vai trò của rừng trong việc điều tiết nƣớc trong lƣu vực là rất rõ. Nó tạo dòng chảy trong mùa khô cao hơn và giảm dòng chảy trong mùa mƣa. Nó

dẫn đến việc tổng sản lƣợng điện của nhà máy thủy điện Đa Nhim giảm đi 6 triệu Kwh/năm trong trƣờng hợp một năm ẩm ƣớt và 27 triệu Kw/h/năm trong những năm khô hạn nếu 45.000ha rừng thông chuyển sang canh tác nông nghiệp.

Giá trị của rừng trong việc điều tiết nước: Sản lƣợng của nhà máy thủy điện Đa Nhim đã đƣợc tính toán trên cơ sở dữ liệu chảy tràn hàng tháng đến hồ do mô hình SWAT tính toán cho những năm ẩm ƣớt và những năm khô hạn. Sản lƣợng điện của Đa Nhim sẽ đƣợc tối đa hóa nhƣ là (i) sử dụng tối đa thể tích hoạt động bằng việc hạ thấp mực nƣớc hồ chƣa đến mức nƣớc tối thiểu WL= 1,018m mỗi năm; (ii) Quy luật vận hành sẽ không bị hạn chế bởi sản lƣợng điện đầu ra từ nhà máy Đa Nhim; (iii) Sự duy trì hàng năm của turbines đƣợc xem xét nhƣ là tổng thời gian hoạt động sẽ là 347,75 ngày/năm. Theo số liệu tại bảng 1.1 cho ta thấy: Chuyển đổi 45.000ha rừng thông sang sản xuất nông nghiệp sẽ giảm sản lƣợng điện đầu ra 6,35 triệu Kwh/năm trong những năm rừng ẩm ƣớt. Kết quả là tổng thất thoát điện là 0,2539 triệu USD/năm. Giá trị điều tiết nƣớc trong những năm ẩm ƣớt là 5,64 USD/ha/năm;

Theo số liệu tại bảng 1.2 cho ta thấy: Trong những năm rừng khô hạn, vai trò của rừng trong việc điều tiết nƣớc sẽ rất quan trọng cho sản xuất điện ở Đa Nhim. Chuyển đổi 45.000ha rừng sang sản xuất nông nghiệp sẽ làm giảm sản lƣợng đầu ra là 26,6 triệu Kwh/năm. Nó dẫn đến kết quả là tổng thất thoát điện là 1,0638 triệu USD/năm. Giá trị rừng trong việc điều tiết nƣớc trong những năm khô hạn là 23,64 USD/ha/năm.

Bảng 1.1: Giá trị rừng trong việc điều tiết nƣớc trong những năm ẩm ƣớt

Mục Năng lƣợng (triệu Kwh/năm) Tổng giá trị (triệu USD/năm ) Diện tích ( rừng/ha ) Giá trị rừng ( USD/ha/năm ) Tình huống -0 1.272 50,88 45.000 - Tình huống -1 1.266 50,63 0 - Thay đổi 6,35 0,2539 4.500 5,64

Bảng 1.2. Giá trị rừng trong việc điều tiết nƣớc trong những năm khô hạn Mục Năng lƣợng (triệu Kwh/năm) Tổng giá trị (triệu USD/năm ) Diện tích ( rừng/ha ) Giá trị rừng ( USD/ha/năm ) Tình huống -0 939 37,57 45.000 - Tình huống -1 913 36,5 0 - Thay đổi 26,6 1,0638 4.500 23,64

(Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An)

Vai trò của rừng trong việc giảm chất lơ lững trong hồ chứa

Trong điều kiện hiện tại của che phủ rừng trong lƣu vực, dự kiến là tuổi thọ của dự án sẽ là 60 năm: Sản lƣợng điện ở nhà máy thủy điện Đa Nhim sẽ là 1.210 triệu Kwh/năm và đã bị giảm do sự bồi lắng tự nhiên của bùn trong thể tích hoạt động của hồ chứa đến mức 1.041 triệu Kwh trƣớc khi công trình ngừng hoạt động. Điều này tƣơng đƣơng với một sự giảm sản lƣợng đầu ra với tốc độ thất thoát là 1.408 kwh/năm .

Giảm tuổi thọ hoạt động của nhà máy: Tổng sản lƣợng thất thoát đất từ lƣu vực trong trƣờng hợp 45.000ha rừng đƣợc chuyển sang nông nghiệp sẽ là 4 lần so với sử dụng đất hiện tại. Mối quan hệ giữa tổng thất thoát đất và dòng chảy chất lơ lửng vào hồ chƣa đƣợc xác định. Giả định rằng tốc độ bồi lắng chất lơ lững trong thể tích chết sẽ là giống nhƣ sự thay đổi tổng thất thoát đất. Tuổi thọ của hồ chứa sẽ bị giảm đi từ 60 năm trong tình huống sử dụng đất hiện tại còn 30 năm trong tình huống chuyển đổi 45.000 ha rừng thông sang sản xuất nông nghiệp.

Giá trị của rừng trong việc làm giảm chất lơ lững bồi lắng lòng hồ:

Nhƣ đã phân tích ở trên, chuyển đổi rừng sang canh tác nông nghiệp sẽ giảm tuổi thọ của công trình từ 60 năm (trong trƣờng hợp sử dụng đất hiện tại) xuống còn 30 năm (trong trƣờng hợp chuyển 45.000ha rừng). Sự tổn thất sản lƣợng điện từ năm thứ 31 đến năm 60 đƣợc tính đến trong giá trị ròng hiện tại (NPV) của tình huống 0 (60 năm hoạt động) và tình huống 1 (30 năm hoạt động). Sự tổn thất điện đầu ra sẽ là 24,41 triệu USD do bồi lắng. Tƣơng

đƣơng với tiền góp hàng năm của tổn thất NPV là 2,45 triệu USD/năm. Giá trị của rừng trong việc giảm bồi lằng chất lơ lững vào hồ sẽ là 54,43 USD/ha/năm.

Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy: Các giá trị môi trƣờng rừng tùy thuộc không chỉ vào loại rừng mà còn vào mức độ phát triển của các hoạt động của các hoạt động kinh tế của cộng đồng. Rừng có chức năng giảm các thảm họa tự nhiên về độ lớn và tần suất, khi hạ nguồn càng dễ bị tổn thƣơng thì giá trị môi trƣờng của rừng càng lớn. Vì vậy, các giá trị môi trƣờng của rừng là theo từng nơi cụ thể. Giá trị của rừng về điều tiết nƣớc và giảm bồi lắng bùn trong hồ chứa ở lƣu vực Đa Nhim sẽ ở mức thấp so với công trình thủy điện mà ở đó sản lƣợng điện phụ thuộc chủ yếu vào lƣu vực và thể tích hoạt động của hồ chứa. Tuy nhiên, lƣu vực này có tỷ lệ che phủ cao 85% với tổng diện tích rừng là 63.000ha trong đó 8.257ha rừng lá rộng thƣờng xanh, 47.994ha rừng thông, 4.911ha rừng hỗn giao và 1.917 ha rừng trồng.

Một ha rừng sẽ mang lại lợi ích cho công trình thủy điện Đa Nhim là 69,07USD/ha/năm trong đó 14,64 USD/năm là từ việc điều tiết nƣớc và 54,43USD/ha/năm là do giảm chất lơ lửng bồi lắng vào hồ. Nếu lợi ích của rừng đƣợc tính bằng VND/Kwh, tổng là 64,55VND/Kwh trong đó 14,92VND/Kwh là từ việc điều tiết nƣớc và 49,63VND/Kwh là do làm giảm chất lơ lửng bồi lắng hồ.

Căn cứ theo kết quả nghiên cứu trên, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra mức thu tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đối với các nhà máy thủy điện nằm trong các lƣu vực đƣợc cung cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng; Tuy nhiên, số tiền chi trả này Chính phủ đã quyết định nó là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng cho nên chi phí này là do ngƣời sử dụng sản phẩm này phải gánh chịu chứ nhà sản xuất không phải trả. Cho nên để cho phù hợp điều kiện phát triển sản xuất và thu nhập của ngƣời dân Việt Nam. Ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số

99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đã xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng cụ thể nhƣ sau:

Trường hợp chi trả trực tiếp: số tiền ngƣời phải chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thanh toán trực tiếp cho ngƣời đƣợc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, trên cơ sở hợp đồng hoặc hai bên thỏa thuận.

Trường hợp chi trả gián tiếp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cơ sở sản xuất điện đƣợc thu trên sản lƣợng điện thƣơng phẩm nhà máy bán ra với giá thu 20 đồng/Kwh

Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nƣớc sinh hoạt đƣợc thu theo sản lƣợng nƣớc thƣơng phẩm bán ra với gía thu là 40 đồng/m3

Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đƣợc tính trên doanh thu du lịch từ 1-2% .

1.4.1.3. Phân bổ và quản lý sử dụng nguồn thu từ chi trả DVMTR

Trường hợp chi trả trực tiếp: Tiền thu đƣợc từ chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, ngƣời đƣợc chi trả có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền này để đầu tƣ vào việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ môi trƣờng rừng và cải thiện đời sống .

Trường hợp chi trả gián tiếp: Thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ là tổ chức tiếp nhận ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thu từ những khi rừng nằm trong phạm vi hành chính từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trở lên. Đƣợc sử dụng tối đa 0,5% trên tổng số tiền nhận ủy thác từ các đối tƣợng phải chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng cho hoạt động nghiệp vụ của Quỹ có liên quan đến hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng; Số tiền còn lại đƣợc chuyển về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo diện tích rừng

của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có tham gia cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng.

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thu từ những khi rừng nằm trong phạm vi hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng .

Số tiền nhận đƣợc từ tiền thu đƣợc từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đƣợc coi là 100% và đƣợc sử dụng nhƣ sau:

Trích tối đa không quá 10% để chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ & phát triển rừng tỉnh; Trích một phần không quá 5% so với số tiền ủy thác chuyển về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, cộng với các nguồn kinh phí hợp pháp khác để dự phòng, hỗ trợ cho các gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn đƣợc giao khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trƣờng hợp có thiên tai, khô hạn;

Số còn lại để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng. Số tiền này đƣợc coi nhƣ là 100% và đƣợc sử dụng cho 2 trƣờng hợp sau đây:

Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cƣ thôn đƣợc nhà nƣớc giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn tự đầu tƣ trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp thì đƣợc hƣởng toàn bộ số tiền trên;

Đối với chủ rừng là tổ chức nhà nƣớc có thực hiện giao khoán, bảo vệ rừng thì đƣợc sử dụng 10% số tiền trên để thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá chất lƣợng, số lƣợng rừng để thanh toán tiền dịch vụ môi trƣờng rừng hàng năm; Số còn lại 90% để chi trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng .

Trƣờng hợp diện tích rừng còn lại chƣa giao khoán bảo vệ rừng thì số tiền dịch vụ môi trƣờng rừng chi trả cho diện tích rừng đó do chủ rừng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính phù hợp với từng loại

Một phần của tài liệu Cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An (Trang 28)