- Các khu công nghiệp
2.7.1. Dự báo thị trường các sản phẩm công nghiệp chính
Trong những năm qua, các sản phẩm công nghiệp đã cố gắng duy trì được sự có mặt ở các thị trường truyền thống, đồng thời đã mở thêm một số thị trường mới. Dự báo sự phát triển thị trường các sản phẩm công nghiệp cả nước có tác động đến thị trường các sản phẩm công nghiệp Nghệ An như sau:
Theo định hướng đến 2020 được Chính phủ phê duyệt, nhu cầu xi măng đến năm 2015: 60-65 triệu tấn và năm 2020 khoảng 70 triệu tấn [69]. Trong đó có 8 khu vực chính sản xuất xi măng, Nghệ An thuộc vùng V, nằm trong khu vực có triển vọng để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng (QĐ 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của TTCP về phê duyệt QHPTCN Xi măng VN đến 2010 và định hướng đến 2020).
b. Nông, lâm, thuỷ sản thực phẩm
- Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ: Việt Nam có khả năng trở thành nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có sức cạnh tranh trong khu vực với giá lao động rẻ và người lao động có tay nghề khéo léo trong chế biến gỗ. Chế biến gỗ cũng là một trong những ngành có tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Nghệ An với nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu và hệ thống cơ sở sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản: Mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam đang ngày càng khẳng định thương hiệu trên thế giới. Với vị trí tiếp giáp biển Đông, một vùng biển có nhiều tiềm năng về hải sản. Ngành công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu của Nghệ An đang có động lực tốt để phát triển. Tuy vậy, với những đòi hỏi gắt gao về qui trình công nghệ chế biến cũng như chất lượng sản phẩm của các thị trường khó tính như Mỹ, EU hay Nhật Bản, trong quá trình tổ chức lãnh thổ công nghiệp, cần chú ý phát triển nguồn nguyên liệu, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến, nhất là các sản phẩm xuất khẩu. Đảm bảo qui trình chế biến theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cao tỷ lệ chế biến sâu và giảm mức tối thiểu sản phẩm thô để nâng cao giá trị các sản phẩm xuất khẩu.
c. Hoá chất
Nhìn chung thị trường cho các sản phẩm hóa chất rất rộng và nhu cầu rất lớn, vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp này của tỉnh là phải xây dựng được những nhà máy có qui trình công nghệ hiện đại, công suất lớn và qui trình xử lí chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
d. Dệt may
- Thị trường nội địa: Với dân số hiện nay của Việt Nam khoảng 87 triệu người, đời sống dần được nâng cao, sức mua hàng dệt may sẽ rất lớn.
- Thị trường nước ngoài: Hiện nay ngành dệt may đã có 4 thị trường nước ngoài lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ và Bắc Mỹ, SNG và một số nước Đông Âu và đang tích cực tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên đây là những thị trường hết sức khó tính đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng cần phải có nhiều cố gắng tích cực, đặc biệt trong TCLTCN của ngành này cần chú trọng vào việc tập hợp các nhà máy dệt may vào cùng một khu vực sản xuất tập trung để sản xuất theo qui mô lớn và chú ý đến chất lượng, mẫu mã của sản phẩm thông qua công tác điều tra thị hiếu của người tiêu dùng.
e. Sản phẩm cơ khí
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn chính là tiền đề tạo sức kéo phát triển ngành cơ khí. Nâng cao năng lực để làm chủ thị trường trong nước, thay thế dần nhập khẩu là bước đầu để tiếp cận với thị trường của ngành công nghiệp cơ khí còn chậm phát triển của tỉnh.
Như vậy, có thể thấy thị trường trong nước khá lớn, thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thương trường là hết sức khốc liệt và có ý nghĩa sống còn. Vấn đề đặt ra cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh là phải nắm bắt được những nhu cầu và yêu cầu của thị trường để thiết kế xây dựng các nhà máy chế biến, đầu tư vào qui trình công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo được thương hiệu cho ngành công nghiệp của tỉnh và có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại của các địa phương trong nước cũng như sản phẩm của nước ngoài.