Xây dựng chỉ tiêu đánh giá khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 50)

- Các khu công nghiệp

1.3.3.Xây dựng chỉ tiêu đánh giá khu công nghiệp

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là cấp tỉnh (theo cấp phân vị hành chính), do vậy TCLTCN chỉ bao gồm các hình thức: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp. Các hình thức khác như dải công nghiệp, vùng công nghiệp dùng cho cấp hành chính cao hơn nên không được đề cập đến trong phân tích các hình thức TCLTCN.

Khu công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được phát triển rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới cũng như ở khu vực Châu Á. Thực tiễn đã chứng minh đây là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ mang lại hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường do chính những lợi điểm của nó mang lại. Trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An, việc phát triển KCN được coi như một khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của mình, đề tài tập trung vào việc xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất khu công nghiệp nhằm góp phần lượng hóa hiệu quả hoạt động của KCN đối với việc phát triển công nghiệp Nghệ An

nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung.

Việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của KCN dựa trên sự tổng hợp các tiêu chí thống kê về KCN của Bộ công nghiệp, sự góp ý của các chuyên gia về tổ chức lãnh thổ cũng như dựa vào nguồn số liệu thống kê mà đề tài thu thập được; và các chỉ tiêu được giới hạn trong phạm vi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân KCN.

1.3.3.1. Qui mô diện tích và tỉ lệ lấp đầy KCN

- Diện tích KCN (SK): Phản ánh qui mô lãnh thổ sản xuất của KCN. - Tỉ lệ lấp đầy KCN

Tỉ lệ lấp đầy KCN được thể hiện bằng biểu thức:

∑ ∑ = K Xi S S TL (%) Trong đó: TL: Tỉ lệ lấp đầy;

SXi : Tổng diện tích của các nhà máy được xây dựng trong KCN; ∑SK : Tổng diện tích của KCN được phép cho thuê.

Tỉ lệ lấp đầy trong KCN phản ánh khả năng thu hút đầu tư vào KCN cũng như hiệu quả hoạt động của KCN đó. Chỉ số này được đề cập và tính toán riêng cho KCN.

1.3.3.2. Số dự án đầu tư và vốn đầu tư

- Chỉ tiêu số dự án đầu tư : nhằm xác định khả năng thu hút các nhà đầu tư và

số dự án được đầu tư vào từng KCN. Đồng thời, cũng là một tiêu chí so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau. Tuy nhiên, chỉ tiêu so sánh này chỉ mang tính tương đối bởi nếu số dự án đầu tư vào một KCN nhiều nhưng tổng vốn đầu tư thấp thì cũng chưa phản ánh hết được quy mô của KCN [20].

- Chỉ tiêu tổng vốn đầu tư: nhằm xác định tổng lượng vốn mà các nhà đầu

tư cho từng KCN. Đồng thời nó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút vốn của từng KCN với nhau. Các KCN có diện tích khác nhau nên chỉ tiêu này cũng chưa phản ánh chính xác hiệu quả khai thác KCN, do vậy khi so sánh cần cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác [20].

KCN là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng nhất của TCLTCN. Một mặt, việc hình thành KCN sẽ tạo ra điểm nhấn để thu hút đầu tư nói chung, đầu tư từ nước ngoài nói riêng. Mặt khác, việc đầu tư vào KCN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất công nghiệp, mang lại khí thế mới cho nền kinh tế cả nước.

Chỉ tiêu về tỉ lệ thu hút vốn đầu tư cho các KCN là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thu hút của lãnh thổ cũng như hiệu quả của TCLTCN. Công thức của chỉ tiêu này khá đơn giản:

∑ ∑ = V V TK K (%)

Trong đó: TK : Tỉ lệ vốn đầu tư vào KCN; ∑VK : Tổng vốn đầu tư vào KCN;

V : Tổng vốn đầu tư vào CN của địa phương.

1.3.3.3. Chỉ tiêu về lao động - Tổng số lao động

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động đang làm việc tại các KCN. Qua chỉ tiêu này có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh được ở góc độ giải quyết việc làm của các KCN, chứ không đánh giá được “chất lượng” của các dự án đầu tư. Một doanh nghiệp đầu tư một lượng vốn ít, hoặc chỉ là doanh nghiệp gia công sử dụng một số lượng lớn nhân công thì chứng tỏ trình độ kỹ thuật, khoa học công nghệ, máy móc mà doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất là không cao mà sử dụng sức người là chủ yếu.

- Thu nhập bình quân của người lao động: Chỉ tiêu này góp phần đánh giá

khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động đang hoạt động trong KCN.

1.3.3.4. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của KCN - Giá trị sản xuất công nghiệp

+ Giá trị sản xuất của KCN (GTSK) là tổng giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất trong KCN phản ánh qui mô sản xuất của KCN.

Công thức tính: ∑ = = n i Xi K GTS GTS 1 (i: 1…n) Trong đó: GTSK: Giá trị sản xuất của KCN

Xi

GTS : Giá trị sản xuất của một nhà máy trong KCN

+ Năng suất lao động bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất lao động tính trên đầu người của các KCN, phản ánh trình độ trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chất lượng nguồn lao động và hiệu quả sản xuất:

Công thức tính: NL=GTSK /LK (Triệu đồng/người) Trong đó: NL: Năng suất lao động;

K

GTS : Giá trị sản xuất của KCN; ∑LK : Tổng lao động trong KCN.

- Các chỉ tiêu về doanh thu

+ Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn KCN.

+ Chỉ tiêu doanh thu trên số dự án

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị doanh thu bình quân của một dự án đầu tư và dùng để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư vào KCN.

Công thức tính: ∑∑ = K K DA DA D DBQ (triệu đồng/dự án) Trong đó: DBQDA: Doanh thu bình quân trên một dự án;

DK : Tổng doanh thu (triệu đồng); ∑DAK : Tổng số dự án đang hoạt động.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của một đồng vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiều đồng vốn doanh thu (hiệu suất sử dụng vốn đầu tư). Công thức tính: ∑ ∑ = K K V V D DBQ

Trong đó: DBQV : Doanh thu trên vốn đầu tư (triệu đồng/triệu đồng); ∑DK : Tổng doanh thu (triệu đồng);

VK : Tổng vốn đầu tư đang sử dụng vào KCN (triệu đồng).

- Các chỉ tiêu về lợi nhuận

+ Tổng lợi nhuận của KCN

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tạo ra lợi nhuận của toàn bộ KCN khi so sánh các KCN với nhau.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên số dự án

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị lợi nhuận bình quân của một dự án đầu tư tạo ra và dùng để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư vào KCN.

Công thức tính: ∑∑ = K K DA DA L LBQ (triệu đồng/dự án) Trong đó: LBQDA: Lợi nhuận bình quân trên một dự án;

LK : Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng); ∑DAK : Tổng số dự án đang hoạt động.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo lãi của một đồng vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.

Công thức tính: ∑ ∑ = K K V V L LBQ

Trong đó: LBQV : Lợi nhuận bình quân trên một đồng vốn (triệu đồng); ∑LK : Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng);

VK : Tổng vốn đầu tư đang sử dụng vào KCN (triệu đồng).

+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên số lao động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sinh lời của một người lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của từng KCN.

Công thức tính: ∑∑ = K K L LBQ

Trong đó: LBQLĐ: Lợi nhuận bình quân trên một lao động (triệu đồng hoặc triệu USD/lao động); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LK : Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng);

LĐK : Tổng lao động của các doanh nghiệp có lợi nhuận của KCN.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu

Công thức tính: ∑ ∑ = K K DT D L LBQ

Trong đó: LBQDT: Lợi nhuận bình quân trên một đơn vị doanh thu (1 triệu đồng) ∑LK : Tổng lợi nhuận KCN (triệu đồng)

DK : Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có lợi nhuận của KCN (triệu đồng)

- Các chỉ tiêu về xuất khẩu

+ Tổng giá trị xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu của các KCN phản ánh khả

năng mở rộng thị trường ngoại tỉnh cũng như năng lực sản xuất hàng hóa của KCN. Chỉ tiêu này bằng tổng giá trị xuất khẩu của các nhà máy có mặt hàng xuất khẩu trong KCN.

+ Tỉ lệ giá trị xuất khẩu: Thể hiện độ mở của các KCN và tính chất sản xuất hàng hóa, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Tỉ lệ này càng lớn chứng tỏ khả năng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường càng cao và thị trường sản phẩm càng rộng. Do đó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng sản xuất sản phẩm trong tương lai, tăng lượng vốn tái đầu tư sản xuất và kích thích sản xuất.

∑ ∑ = = XK XK T n i Ki XK 1

Trong đó: TXK: Tỉ lệ xuất khẩu (%);

Ki

XK là tổng giá trị xuất khẩu của KCN;

XK là tổng giá trị xuất khẩu công nghiệp của toàn tỉnh.

+ Chỉ tiêu xuất khẩu trên số dự án

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh ngoại tệ một dự án đầu tư tạo ra và dùng để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư vào KCN.

Công thức tính: ∑∑ = K K DA DA X XBQ (triệu đồng/dự án) Trong đó: XBQDA: tỉ lệ xuất khẩu trên một dự án

XK : Tổng doanh thu xuất khẩu KCN (triệu đồng) ∑DAK : Tổng số dự án đang hoạt động

+ Chỉ tiêu xuất khẩu trên vốn đầu tư

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của một đồng vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu ngoại tệ từ xuất khẩu [20].

Công thức tính: ∑ ∑ = K K V V X XBQ

Trong đó: XBQV: Tỉ lệ xuất khẩu trên một đồng vốn (triệu đồng); ∑XK : Tổng doanh thu xuất khẩu KCN (triệu đồng);

VK : Tổng vốn đầu tư đang sử dụng vào KCN (triệu đồng).

+ Chỉ tiêu xuất khẩu trên số lao động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu tạo ngoại tệ của một người lao động làm việc trong KCN (bao gồm cả lao động trong nước và lao động ngoài nước)

Công thức tính: ∑∑ = K K X XBQ

XK : Tổng doanh thu xuất khẩu KCN (triệu đồng)

LĐK : Tổng lao động của các doanh nghiệp có lợi nhuận của KCN

- Nộp ngân sách nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nộp ngân sách nhà nước và tỉ lệ nộp ngân sách nhà nước của KCN phản ánh những đóng góp của KCN vào phát triển kinh tế của địa phương cũng như hiệu quả phát triển sản xuất của KCN.

1.3.3.5. Cho điểm và xếp hạng các KCN

Hiệu quả hoạt động của các KCN được đánh giá theo các chỉ tiêu cho năm lựa chọn. Các chỉ tiêu được cho điểm theo thứ tự 1, 2, 3 nếu so sánh 3 KCN hoặc 1, 2, 3, 4 nếu so sánh 4 KCN. Ví dụ so sánh 3 KCN (Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai), KCN nào đạt giá trị cao nhất ở từng chỉ tiêu được xếp thứ nhất (3 điểm), KCN đạt giá trị thấp nhất xếp thứ 3 (1 điểm), KCN đạt giá trị cao thứ 2 được 2 điểm. Tổng điểm của tất cả các chỉ tiêu được dùng để xếp hạng về hiệu quả sản xuất và khả năng thu hút của mỗi KCN. Khu công nghiệp nào có điểm cao hơn thì phần nào phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn KCN khác và ngược lại.

Để có thể tăng mức độ phân hóa trong việc so sánh, xếp hạng dựa trên ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu, các chỉ tiêu đã được gắn trọng số. Các chỉ tiêu thuộc bộ số liệu sơ cấp có ý nghĩa quan trọng hơn cả nên có trọng số là 3, bao gồm các chỉ tiêu: tổng vốn đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, tổng giá trị xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Các chỉ tiêu về qui mô diện tích, số dự án đầu tư, và tổng số lao động có trọng số là 2. Riêng chỉ tiêu về tỉ lệ lấp đầy KCN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện khả năng thu hút đầu tư của KCN nên có trọng số là 3. Còn các chỉ tiêu thuộc nhóm số liệu thứ cấp còn lại đều có trọng số là 1. Việc xác định trọng số này tất nhiên chỉ mang tính tương đối dựa vào nhận định của tác giả và sự góp ý của các chuyên gia.

Đây là những chỉ tiêu mang tính định lượng nhằm đánh giá được hiệu quả của bản thân KCN. Ngoài ra, để đánh giá tổng hợp về KCN cần phải đánh giá những tác động của KCN đối với cộng đồng xã hội và môi trường xung quanh nó. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào việc xây dựng các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các KCN. Tuy nhiên, việc đánh giá những tác động của KCN đối với cộng đồng xã hội và môi trường xung quanh cũng được chú ý dựa vào phương pháp thực địa.

Tiểu kết chương 1:

Cơ sở lí luận của TCLTCN Nghệ An được xây dựng trên cơ sở khái quát những lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế nói chung, các lý thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ cũng như TCLTCN của thế giới cũng như ở Việt Nam nói riêng, và cơ sở thực tiễn của TCLTCN Việt Nam. Từ đó, để phần nào lượng hóa được hiệu quả của TCLTCN của tỉnh, việc xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá hình thức KCN tập trung - một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ tiêu biểu hiện nay là một kết quả quan trọng về mặt lí luận nhằm góp phần đánh giá sâu sắc hơn hiện trạng TCLTCN tỉnh Nghệ An.

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 50)