Quan điểm thực hiện tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 141)

- Các khu công nghiệp

4.1.2. Quan điểm thực hiện tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An

4.1.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế Nghệ An

Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại.

Phát triển nhanh các dịch vụ, du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông, giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng; các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu, cụm công nghiệp như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí... Xây dựng một nền nông - lâm nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

Đảm bảo đạt đồng thời ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

Coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực bên ngoài [68].

4.1.2.2. Quan điểm, định hướng và các phương án phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020

a. Quan điểm phát triển

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung, phấn đấu đưa Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với bảo đảm quốc phòng, an ninh nhất là vùng biên giới, góp phần khai thác thế mạnh phát triển kinh tế miền Tây giảm thiểu khoảng cách thành thị, nông thôn.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.

- Phát triển công nghiệp gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao; coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp nhanh, hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường [68].

b. Định hướng phát triển

- Phát triển công nghiệp theo phương châm nội lực là chính, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành.

- Thực hiện đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, vừa tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ở địa phương như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... vừa phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như cơ khí chế tạo, thiết bị kỹ thuật điện, điện tử công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu.

- Trong phát triển công nghiệp tranh thủ phát triển nhanh, nhưng phải bảo đảm yêu cầu công bằng xã hội như: đảm bảo lợi ích của người sản xuất công nghiệp, cũng như đảm bảo lợi ích ổn định của người sản xuất nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

- Phát triển các khu tập trung, cụm công nghiệp gần nguồn nguyên liệu, vừa giảm chi phí sản xuất, vừa đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn [68].

c. Các phương án phát triển công nghiệp đến năm 2020

2020 đã đưa ra 03 phương án (PA) tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tương ứng với mỗi PA là các chỉ tiêu phát triển công nghiệp - xây dựng như sau:

- Phương án 1: Là phương án nhằm mục tiêu phấn đấu GDP/người của tỉnh bằng với mức trung bình cả nước. Khu vực công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015; trong thời kỳ sau, khu vực dịch vụ vươn lên dẫn đầu. Phấn đấu đến năm 2020 GDP/người của tỉnh theo giá hiện hành đạt khoảng 2.840 USD.

Phương án tăng trưởng này được xem là cận dưới của sự phát triển. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn giai đoạn 2011-2020 là 570.000 tỷ đồng.

- Phương án 2: Là phương án phấn đấu đến năm 2020 GDP/người của tỉnh bằng 1,1 lần so với cả nước. Phấn đấu đến năm 2020 GDP/người của tỉnh theo giá hiện hành đạt khoảng 3.130 USD.

Theo phương án này nền kinh tế Nghệ An phát triển với tốc độ vừa phải, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững và khả thi. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020 là 630.000 tỷ đồng.

- Phương án 3: Là phương án phấn đấu rút ngắn nhanh khoảng cách GDP/người của tỉnh với trung bình cả nước. Phấn đấu đến năm 2020 GDP/người của tỉnh bằng 1,2 lần so với cả nước. Phấn đấu đến năm 2020 GDP/người của tỉnh theo giá hiện hành đạt khoảng 3.400 USD.

Theo phương án này nền kinh tế Nghệ An phát triển với tốc độ tương đối nhanh thể hiện sức tăng trưởng của tỉnh với những thuận lợi về vốn đầu tư, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế cao. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020 là 670.000 tỷ đồng (bảng 4.1).

Phương án lựa chọn: Một PA chiến lược phát triển phù hợp cho Nghệ An phải là phương án có tính hiện thực và tích cực, để Nghệ An có thể đạt tới trình độ phát triển cao mà vẫn đảm bảo được khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo giải quyết tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Căn cứ vào chủ trương đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với Nghệ An, PA 2 là PA hiện thực và có tính khả thi cao.

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo 03 phương án (giai đoạn 2011 - 2020) PA I PA II PA III Tổng sản phẩm (GDP) 10,8 11,9 12,3 1. Dịch vụ 11,7 13,2 14,2 2. Công nghiệp-Xây dựng 12,8 13,8 13,8 3. Nông-lâm-thuỷ sản 4,9 5,2 5,2

Nguồn: Sở Công Thương Nghệ An [68] Như vậy PA 2 là PA lựa chọn để xây dựng mục tiêu phát triển công nghiệp Nghệ An thời kỳ 2011 - 2020.

Theo PA này, các chỉ số cơ bản của Nghệ An được tính toán dự báo một cách cụ thể, chi tiết (Phụ lục 6).

4.1.2.3. Quan điểm thực hiện tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải tạo ra một trật tự hợp lí có tỉnh tới khả năng tài nguyên và yêu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải dựa vào nguồn lực của Nghệ An là chính, bao gồm tài nguyên (nông lâm ngư nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng) lao động và hạ tầng cơ sở, kinh tế biên giới, kinh tế biển, vị trí kinh tế mà tỉnh có nhiều thế mạnh, gắn với vùng nguyên liệu để phát triển công nghiệp nông thôn, đẩy mạnh hiện đại hoá từ khâu phát triển vùng nguyên liệu hàng hoá, khai thác, chế biến hợp lý và có hiệu quả.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải đảm bảo có sự phát triển hài hòa tương tác giữa các vùng trên lãnh thổ, giữa các ngành sản xuất và giữa các cơ sở sản xuất với nhau.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến hoặc hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới của nước ta, có như vậy mới sản xuất ra được sản phẩm có chất lượng cao chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu. Từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An cần phải dựa vào những khu nhân (những trung tâm, đô thị). Cần hình thành các khu và CCN để tạo nên các cực tăng

trưởng nhanh trong phát triển công nghiệp. Định hướng phát triển các khu và CCN, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông trong KCN, cấp điện, cấp nước, xử lí phế thải (lỏng, rắn…), phân chia các lô đất, mời chào và đón nhận sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải đảm bảo tính cân bằng cho môi trường sinh thái, không được làm ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hoá, du lịch của quốc gia và của tỉnh. Các cơ sở xây dựng mới dứt khoát phải dựa vào các khu hoặc cụm công nghiệp để đảm bảo môi trường, thuận lợi cho quản lí và sử dụng có hiệu quả đất công nghiệp. Các cơ sở phải có biện pháp quan trọng là đầu tư kĩ thuật để khắc phục tận gốc hoặc giảm thiểu thấp nhất những tác hại đến môi trường.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w