CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 75)

- Các khu công nghiệp

2.6.CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

2.6.1. Nguồn vốn trong nước

2.6.1.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Theo tính toán, trong giai đoạn 2006-2010 đã huy động được khoảng 25.100 tỷ đồng (bao gồm cả vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn), đáp ứng được 33,5% nhu cầu vốn đầu tư; trong số này, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh chiếm 27-30% tổng số. Giai đoạn 2011-2020, dự kiến huy động được 113.500 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 47.500 tỷ đồng), đáp ứng được 18% nhu cầu vốn đầu tư; trong đó vốn từ ngân sách tỉnh chiếm 65-70% tổng số. Nguồn vốn ngân sách dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội [70].

2.6.1.2. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp

đồng, đáp ứng khoảng 13,9% nhu cầu vốn đầu tư; dự kiến giai đoạn 2011-2020 huy động được khoảng 120.300 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 32.300 tỷ đồng), đáp ứng được khoảng 19,1% nhu cầu vốn đầu tư [70].

2.6.1.3. Nguồn vốn huy động trong dân

Nguồn vốn này đáp ứng được 20% nhu cầu vốn đầu tư của giai đoạn 2006-2010 và vẫn duy trì tỷ lệ này trong giai đoạn 2011-2020; tương ứng số tiền huy động giai đoạn 2006-2010 là 15.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2020 là 126.000 tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011-2015 dự kiến huy động 38.000 tỷ đồng) [70].

2.6.2. Vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn vốn này có vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngoài không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Những dự án lớn từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra những bước đột phá mới cho bức tranh phân bố công nghiệp của tỉnh. Nghệ An đang trở thành một mảnh đất lành cho các nhà đầu tư trong nước, sau nhiều năm liên tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Giờ đây, các nhà đầu tư không còn triển khai các dự án riêng lẻ nữa mà đã đầu tư theo từng chuỗi dự án, qua đó đưa lại lợi ích cụ thể và lâu dài cho tỉnh. Các dự án tiêu biểu trong năm 2010 góp phần đưa Nghệ An lên vị trí thứ 4 về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là: Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa theo công nghệ hiện đại với quy mô lớn tại huyện Nghĩa Đàn và bắt đầu xây dựng nhà máy sữa hiện đại nhất Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư khoảng 1200 tỉ USD, nhà máy xốp Kobe Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1000 tỉ USD... [8] là những điểm sáng trong thu hút đầu tư tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển TCLTCN của tỉnh.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 75)