VẬN DỤNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀO TỔ CHỨC LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 46)

- Các khu công nghiệp

1.3.VẬN DỤNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀO TỔ CHỨC LÃNH THỔ

CÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An trong quá trình phát triển phải đảm bảo được những nguyên tắc sau:

- Trong không gian công nghiệp phải tạo ra được một trật tự hợp lý có tính tới khả năng tài nguyên và yêu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay được xác định là một không gian kinh tế dựa trên nền tảng những lợi thế so sánh của tỉnh, với các nhân tố chính bao gồm các nhân tố tự nhiên, các nhân tố kinh tế, xã hội của tỉnh tạo tiền đề vật chất cho TCLTCN của tỉnh.

Trong đó, với nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn tài nguyên nước đảm bảo cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, vốn đất rất lớn với giá thuê đất có tính thu hút, tạo tiền đề thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt phải kể đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và hải sản khai thác từ tự nhiên.

Nguồn dân cư và lao động dồi dào với đặc tính cần cù, sáng tạo và năng động tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động, nhất là lao động nữ và các ngành tiểu thủ công nghiệp.

Mạng lưới đô thị nội tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển, trong đó có Vinh là đô thị loại I của cả nước, Cửa Lò là thị xã du lịch nổi tiếng và một hệ thống các thị trấn, thị tứ rải đều trên các huyện đang trong giai đoạn nâng cấp và mở rộng... Trong đó, những đô thị quan trọng sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành tam giác tăng trưởng của tỉnh là Phủ Quì - Hoàng Mai - Vinh. Điều này sẽ tạo nên sự cân đối trong TCLTCN Nghệ An với sự phân bố đồng đều của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở cả trung du, miền núi và vùng đồng bằng ven biển.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh đang được đầu tư ngày càng mạnh mẽ và đồng bộ đã phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý, cùng với các chính sách thu hút đầu tư đã tạo nên sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào tỉnh Nghệ An.

đường giao thông trong tỉnh, bao gồm đường bộ (Quốc lộ 1A, đường 7, đường 48, đường Hồ Chí Minh), đường sắt (với ga Vinh là một ga chính), đường sông (cảng sông quan trọng nhất là cảng Cửa Hội), đường biển (Cảng Cửa Lò) và sân bay Vinh gần KCN Bắc Vinh. Các trục đường giao thông đã tạo nên các tuyến lực quan trọng trong phát triển công nghiệp với sự bố trí các nhà máy, xí nghiệp và KCN bám sát các trục giao thông chính, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp của các cực tăng trưởng với nhau.

Sự vận động của các luồng vốn đầu tư, sản phẩm và thị trường tiêu thụ, lao động theo các tuyến lực, sự tích tụ về vốn, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tại các cực tăng trưởng đã qui định xu hướng biến đổi các hình thức TCLTCN của tỉnh.

Các nguồn lực bên ngoài vừa là động lực, vừa là mục tiêu hướng tới của TCLTCN Nghệ An. Môi trường đầu tư trong tỉnh đang ngày càng thông thoáng và cởi mở. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ (ngoài tỉnh và ngoài nước) đang ngày càng mở rộng là cơ sở cho việc xây dựng các nhà máy có sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của các thị trường đó. Chính vì vậy, vốn đầu tư nước ngoài và thị trường tiêu thụ cũng là mục tiêu mà TCLTCN Nghệ An đang hướng tới.

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải đảm bảo có sự phát triển hài hoà và tương tác.

Một không gian công nghiệp Nghệ An hài hoà là một không gian mà ở đó các ngành, các tiểu lãnh thổ có sự phát triển nhịp nhàng, đảm bảo cùng phát triển. Sự phát triển của ngành nông nghiệp tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp, còn dịch vụ là bạn đồng hành với công nghiệp kể cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Ngược lại, công nghiệp Nghệ An với vai trò chủ đạo của mình đã tạo ra được sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp và dịch vụ. Ví dụ như việc xây dựng nhà máy sản xuất mía đường Tate & Lyle được hình thành dựa trên cùng nguyên liệu mía đường Phủ Quì đã hỗ trợ rất lớn cho việc phát triển nông nghiệp của vùng.

Trong nội bộ ngành công nghiệp, sự hình thành một cơ sở sản xuất nào cũng cần phải tính đến vai trò của nó đối với cơ sở sản xuất khác và ngược lại, làm sao để có thể tận dụng tối đa được những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, công nghệ

sản xuất, sản phẩm, phụ phẩm. Nhà máy đường Tate & Lyle là hạt nhân để hình thành CCN Phủ Quì với sự ra đời của các ngành công nghiệp sau đường (cồn rượu, bột ngọt, giấy, gỗ ép...) và tận dụng chung một kết cấu hạ tầng, công nghệ sản xuất, sản phẩm và phụ phẩm.

Giữa các địa phương trong tỉnh cần phải có mối liên kết chặt chẽ để đảm bảo sự hài hoà trong không gian công nghiệp. Sự phối hợp giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn là sự trao đổi về tài nguyên và nhân lực làm sao để giảm được sự chênh lệch về trình độ phát triển ở những khu vực khác nhau trong tỉnh.

Đồng thời bức tranh phân bố công nghiệp Nghệ An cần phải phù hợp, hài hòa trong bức tranh phân bố công nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, phải lựa chọn cơ cấu ngành và hướng CMH hợp lí để tránh sự nhạt nhòa, trùng lặp.

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An phải đảm bảo có sự phối hợp giữa trình độ nguồn nhân lực với trình độ khoa học công nghệ.

Khi tiến hành xây dựng các phương án tổ chức không gian công nghiệp, Nghệ An cần phải thuê các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để có thể đi tắt đón đầu trong lĩnh vực tổ chức không gian công nghiệp, kế thừa thành tựu của nhân loại về khoa học công nghệ hướng tới hiện đại. Đây là việc làm thiết thực và hiệu quả trong điều kiện nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ của tỉnh còn thấp kém và non yếu.

- Tổ chức lãnh thổ cô0ng nghiệp Nghệ An phải dựa trên việc kiến thiết những khu nhân (mạng lưới đô thị nội tỉnh) để tạo lực hút cho việc hình thành các hình thức TCLTCN (điểm công nghiệp, CCN, KCN, trung tâm công nghiệp).

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An cần phải dựa vào sức lan tỏa của hệ thống các trung tâm, đô thị của tỉnh. Đối với dải ven biển hay các tuyến giao thông ở các vùng có địa hình khó khăn như miền Tây Nghệ An thì việc hình thành các cực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi thiết kế các khu nhân nhất thiết phải dựa vào các lý thuyết phát triển để có thể lựa chọn và định vị một cách chính xác hệ thống các đô thị. Sau khi phát triển được hệ thống các đô thị thì việc định vị các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp sẽ rất thuận lợi.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 46)