Định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 146)

- Các khu công nghiệp

4.2.2.Định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An

4.2.2.1. Định hướng chung

Công nghiệp Nghệ An nằm trong tổ chức không gian của khu vực Bắc Trung Bộ. Bởi vậy, TCLTCN Nghệ An phải phù hợp với TCLTCN của khu vực.

Bên cạnh đó, công nghiệp Nghệ An cũng hướng tới việc phát triển 3 vùng công nghiệp một cách đồng đều và toàn diện.

- Đối với khu vực thành thị (Thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa):

sẽ hình thành các khu công nghiệp (khu công nghiệp Bắc Vinh, Cửa Hội), CCN Tây Vinh với mục đích là di chuyển những nhà máy, xí nghiệp từ trong thành phố ra khu công nghiệp nhằm lợi dụng tiện ích, vừa tránh được ô nhiễm môi trường và hình thành các khu công nghiệp sạch. Tiếp tục có các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các KCN này nhằm tạo cho TTCN Vinh thực sự trở thành một trọng điểm công nghiệp trên toàn tỉnh.

Khu vực thành thị cần phải có một qui hoạch tổng thể để gắn doanh nghiệp quốc doanh Trung ương với doanh nghiệp quốc doanh địa phương để tạo nên những doanh nghiệp vững mạnh. Trên cơ sở đó tạo nên sức mạnh cho sản xuất những mặt hàng mũi nhọn có tính cạnh tranh cao trên thị trường như: quần áo, giày da xuất khẩu, hàng kim khí, xây dựng, phụ tùng máy móc, và chế biến các loại nước giải khát như bia hơi, bia chai, nước hoa quả.

- Đối với khu vực đồng bằng ven biển: gồm 7 huyện (Diễn Châu, Yên

Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Đô Lương) với diện tích 2659,17 km2 chỉ chiếm 16,1% diện tích đất tự nhiên nhưng tới 53,9% dân số toàn tỉnh và đóng góp 41,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Trong khu vực này có huyện Quỳnh Lưu chiếm giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất, chiếm tới 63,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng với ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng…). Các huyện còn lại công nghiệp nhìn chung còn nhỏ bé manh mún, có huyện tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu công nghiệp chiếm 100% như Nam Đàn, Đô Lương.

Tuy nhiên, đây lại là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp. Bên cạnh sản xuất vật liệu xây dựng, vùng còn có thế mạnh cho phát triển công nghiệp biển như các ngành công nghiệp phục vụ dịch vụ cảng, công nghiệp chế biến nông hải sản… Bởi vậy, trong định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2015 của vùng cần phải chú ý đến đầu tư và khai thác thế mạnh của biển. Chú trọng phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến khai thác và dịch vụ theo hướng đổi mới tổ chức quản lý sản xuất nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất của ngành thuỷ sản lên 10,5% năm 2015.

Xây dựng dự án nâng cấp cảng cá Cửa Hội thành trung tâm dịch vụ nghề cá, phát triển nghề truyền thống như: nghề sản xuất muối, nước mắm, dệt chiếu cói…

Định hướng phát triển KCN Hoàng Mai gắn với khu công nghiệp Nam Thanh - Bắc Nghệ mà hạt nhân là nhà máy xi măng Hoàng Mai; phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hàng năm cho ra 1,2 đến 1,3 triệu tấn xi măng; xây dựng nhà máy gạch không nung mác cao công suất 15 triệu viên/năm, đá xây dựng…

- Đối với khu vực miền núi - trung du: gồm 10 huyện còn lại, với diện tích

chiếm 83,34% diện tích tự nhiên của tỉnh và dân số chỉ chiếm 36,9% dân số cả tỉnh, đóng góp 36,2% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Khu vực này có huyện Quỳ Hợp chiếm tỉ trọng công nghiệp lớn nhất toàn vùng (69,4%), với các ngành công nghiệp chủ đạo như: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai thác khoáng sản… Ở đây có khu công nghiệp Phủ Quỳ với nhà máy liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle. Ngoài ra, huyện Anh Sơn cũng phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng Anh Sơn) và công nghiệp chế biến mía đường… Các huyện còn lại công nghiệp còn nhỏ bé, kém phát triển. Trong tương lai, tỉnh sẽ chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp vùng núi và trung du theo các tuyến lực đường quốc 7 và đường quốc lộ 48, cùng với tuyến dọc là đường 15 và đường Hồ Chí Minh. Ở đây sẽ có thêm cụm công nghiệp Bản Lã mà hạt nhân là thuỷ điện Bản Vẽ có sức lan toả toàn vùng. Các huyện còn lại có điều kiện cũng sẽ chọn một vị trí thuận lợi để hình thành cụm công nghiệp tập trung nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp của vùng phát triển tạo đà chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói riêng.

Các vùng sẽ tạo nên những cực tăng trưởng (Vinh, Phủ Quì, Nghĩa Đàn, Hoàng Mai, Tương Dương) kết nối với nhau bằng các tuyến lực làm cho bức tranh phân bố công nghiệp Nghệ An hài hòa, cân xứng.

4.1.5.2. Định hướng các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An a. Điểm công nghiệp

Để khai thác được các tiềm năng của từng địa phương cũng như tạo điều kiện cho nền kinh tế của các địa phương trong tỉnh phát triển, các ĐCN vẫn được khuyến khích phát triển trên phạm vi toàn tỉnh. Bên cạnh việc nâng cấp và mở rộng những cơ sở sản xuất đã có, Nghệ An đã đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của các ĐCN mới. Các ĐCN ra đời ở các huyện, thị trấn, thị tứ khu vực miền núi, trung du sẽ trở thành những hạt nhân phát triển công nghiệp cho các địa phương này. Giai đoạn tiếp theo, Nghệ An sẽ mở rộng các cơ sở cũ và xây dựng thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp mới ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, cần phải rà soát lại các qui hoạch phát triển của từng ngành công nghiệp (đặc biệt là các ngành công nghiệp dựa vào các tiềm năng tự nhiên như công nghiệp thủy điện, công nghiệp khai thác khoáng sản) để lựa chọn lại các điểm công nghiệp cho phù hợp, tránh việc phát triển quá nhiều điểm công nghiệp cùng ngành trên một địa bàn hoặc quá nhiều điểm công nghiệp dàn trải trên lãnh thổ làm cho bức tranh phân bố các điểm công nghiệp Nghệ An thiếu tính hợp lí và hiệu quả.

b. Cụm công nghiệp

- Các yêu cầu xây dựng, phát triển đối với cụm công nghiệp:

+ Phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả, đảm bảo tốt vấn đề về xử lý môi trường. + Phát triển cụm công nghiệp gắn với khôi phục và phát triển các làng nghề, làng có nghề.

+ Quy mô cụm công nghiệp đầu tư xây dựng tối thiểu phải đạt 10 ha.

+ Đảm bảo tính đặc thù kinh tế của từng vùng trong tỉnh, phát huy lợi thế về vùng nguyên liệu, giao thông, liên lạc.

+ Đảm bảo qui hoạch vùng và lãnh thổ và qui hoạch không gian đô thị.

Để đảm bảo các yêu cầu trên quá trình hình thành, xây dựng phát triển các cụm công nghiệp phải cân nhắc tính toán kỹ từ khâu lựa địa điểm, qui hoạch chi tiết, bố trí ngành nghề trong cụm công nghiệp, tiến độ đầu tư phát triển phù hợp với yêu cầu các dự án đầu tư.

- Qui hoạch phát triển các cụm công nghiệp đến năm 2020

+ Số lượng, qui mô

Đến năm 2020, toàn tỉnh quy hoạch và đầu tư phát triển 34 cụm công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết) với tổng diện tích quy hoạch là 731,3 ha. Trong đó, có 24 dự án đã hoàn thành qui hoạch và đang được đầu tư tổ chức, xây dựng, còn 10 dự án đang trong quá trình hoàn thành qui hoạch và chuẩn bị đầu tư (Phụ lục 7).

+ Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp

Nhu cầu vốn đầu tư đâu tư xây dựng các cụm công nghiệp nằm trong mục tiêu phát triển đến năm 2020 khoảng 500 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cần khoảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

300 tỷ đồng chủ yếu để thực hiện đầu tư các hạng mục: quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư khoảng 11,0 tỷ đồng (các cụm công nghiệp Hưng Lộc, Hưng Đông đã thực hiện xong quy hoạch chi tiết), đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng 90,5 tỷ đồng, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, xử lý môi trường,...) khoảng 185 tỷ đồng. Vốn xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cần khoảng 196,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chỉ hỗ trợ một phần còn lại kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng đầu tư hoặc doanh nghiệp cụm công nghiệp bỏ ra sau đó trừ vào tiến thuê đất (Phụ lục 8).

+ Dự kiến những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội

Đầu tư phát triển mô hình cụm công nghiệp thời gian qua là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương. Là giải pháp tổng hợp và mang tính toàn diện để giải quyết đồng thời các yêu cầu về vốn, lao động, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển kết cầu hạ tầng… từ đó có thể rút ra những hiệu quả kinh tế - xã hội do hiệu ứng từ việc đầu tư CCN mang lại như sau:

Về mặt kinh tế:

* Quy hoạch phát triển 34 cụm công nghiệp đến năm 2020 với tổng diện tích là 730,21 ha. Dự kiến đất dành cho sản xuất khoảng 450 - 500 ha sẽ đáp ứng và thu hút khoảng 500 - 550 doanh nghiệp đầu tư sản xuất dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, làm biến đổi cả về mặt chất và mặt lượng. Về chất, với mục tiêu là nơi chỉ dành cho tập trung sản xuất các CCN sẽ có tác dụng phát huy những mặt mạnh mang tính công nghiệp của sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư mới, hoặc chuyển dịch phải đầu tư một cách bài bàn, không thể làm manh mún hoặc chắp vá như trong thời gian trước hoặc đầu tư tại các vùng riêng lẻ và phải tuân thủ những quy định chung của cụm công nghiệp tạo nên không gian và môi trường làm việc hiện đại. Về mặt lượng, đương nhiên là các cụm công nghiệp sẽ góp phần tăng giá trị sản xuất, tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh.

* Phát triển các cụm công nghiệp sẽ góp phần tăng hiệu quả và nâng cao trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến, tạo nên đội ngũ lao động có tay nghề cao ở các địa phương làm động lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển theo hướng thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế của các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Về mặt xã hội:

* Tạo việc làm cho 13.000-13.500 lao động làm việc tại các cụm công nghiệp và 12.000-14.000 lao động trong các làng, xã có cụm công nghiệp.

* Nâng cao đời sống, trình độ tay nghề và trình độ dân trí, nề nếp và tác phong công nghiệp trong nhân dân.

* Hình thành và phát triển một số cụm điểm dân cư mà trước hết là hình thành một số thị tứ như: thị tứ Đồng Thành, Nam Giang, Diễn Hồng… rút ngắn sự cách biệt trên các mặt đời sống, chính trị - xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa miền xuôi và miền núi.

* Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong các cụm công nghiệp đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch và làm tốt công tác thẩm định không chỉ thu hút các nhà đầu tư mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh hoặc di chuyển ra khỏi thành phố đông dân cư nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, tái tạo quỹ đất mới phục vụ mục đích chung của cộng đồng dân cư [62].

c. Khu công nghiệp

- Quan điểm phát triển

+ Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích và thu hút đầu tư để đảm bảo phát triển công nghiệp hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng công nghiệp;

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển công nghiệp bền vững;

+ Đảm bảo tính đặc thù kinh tế của từng vùng trong tỉnh, phát huy lợi thế về vùng nguyên liệu, giao thông, nhân lực …

+ Chú ý phát triển hợp lý giữa các vùng, miền, quan tâm phát triển vùng sâu, vùng xa [64].

- Định hướng phát triển

+ Tiếp tục hoàn thiện việc san lấp, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng (đường điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, khu nhà ở cho cán bộ CNV, y tế …) đồng bộ cả trong và ngoài hàng rào cho các KCN theo diện tích đã được phê duyệt trong quy hoạch. Tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã có.

+ Khảo sát quy hoạch KCN mới tại một trong các địa điểm tại Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, trên cơ sở các thuận lợi của các địa phương do có đường Hồ Chí Minh đi qua, hoặc xuất hiện các cơ sở mới như xi măng Đô Lương, Thuỷ điện Bản Vẽ đang được triển khai xây dựng [69].

- Định hướng các ngành nghề trong KCN

Công nghiệp may xuất khẩu; Công nghiệp hàng tiêu dùng (hàng mỹ nghệ, hàng lưu niệm); Công nghiệp lắp ráp cơ khí, điện tử-tin học; Công nghiệp đồ dùng thể thao, đồ chơi trẻ em; Công nghiệp có kỹ thuật cao, công nghiệp sạch (may - đồ dùng thể thao..v,v.), ít chất thải nhằm bảo vệ môi trường tránh gây ô nhiễm khu du lịch và thành phố Vinh. Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục tận dụng lợi thế nguyên liệu tại chỗ để thu hút đầu tư vào KCN để: chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm - hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Nội dung quy hoạch

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn của từng giai đoạn và khả năng thu hút đầu tư vào KCN tập trung, dự kiến quy hoạch các KCN như sau:

Giai đoạn 2011 - 2015: (thêm khoảng 853 ha)

+ KCN Bắc Vinh thực hiện hoàn chỉnh giai đoạn I với với diện tích 60,16 ha. + KCN Nam Cấm tiếp tục thực hiện giai đoạn II với diện tích hơn 200 ha.

+ Đẩy mạnh hoạt động củaKCN Hoàng Mai với quy mô 291,86 ha.

+ KCN Đông Hồi: diện tích quy hoạch 1.200 ha. Địa điểm tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, có vị trí địa lý thuận lợi với phía Đông và phía Ban giáp biển,

cách Quốc lộ 1A 16 Km, cách KKT Nghi Sơn (Thanh Hoá) 2 Km đường chim bay. Hướng chuyên môn hóa: Thu hút các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí, hoá dầu, gỗ giấy, hoá chất, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng...

Lấy nhà máy xi măng Hoàng Mai làm trung tâm phát triển, gắn với quy hoạch phát triển KCN Nam Thanh - Bắc Nghệ. Ưu tiên phát triển các ngành CN vật liệu xây dựng (Nhà máy xi măng Hoàng Mai công suất 1,4 triệu tấn/năm, tương lai mở rộng lên gấp đôi sau 2010; Phát triển thêm xí nghiệp đá xây dựng; Xí nghiệp sản xuất tấm lợp Xi măng; Xí nghiệp gạch không nung công suất 50 triệu viên/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ KCN Phủ Quỳ: Diện tích giai đoạn dự kiến 200 ha.

Là vùng có tiềm năng lớn để phát triển CN chế biến Nông Lâm sản, thực phẩm. Trung tâm là nhà máy mía đường liên doanh công suất 6.000 tấn mía/ngày. Kết hợp sản xuất các chế phẩm sau đường như: cồn, phân vi sinh. Xây dựng các cơ sở chế biến hoa qủa hộp, cà phê hoà tan, dầu thảo mộc, gỗ ván dăm, nước khoáng...

Tuy nhiên, việc phát triển KCN Hoàng Mai và Phủ Quì phải tính đến nhu cầu đầu tư thực tế, đồng thời có thể phân kỳ nhỏ hơn.

Tập trung qui hoạch, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới nằm trong khu kinh tế Đông Nam. Hình thành 3 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An (Trang 146)